• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên hay không ? Xử lý như thế nào khi nhận được giấy mời của công an

  • Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên hay không ?
  • Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên hay không ?

Câu hỏi của bạn: 

      Kính chào Công ty Luật Toàn Quốc: Tôi có một câu hỏi mong quý công ty giúp đỡ. Tôi hiện là người liên quan đến một vụ án đánh bạc. Những người đánh bạc hôm đó đã bị khởi tố vụ án,khởi tố bị can và đang trong quá trình điều tra, hôm đó tôi chỉ là người chứng kiến nhưng phía Cơ quan điều tra lại tình nghi tôi có đánh bạc nên rất nhiều lần họ có giấy mời tôi lên làm việc, những lần đó tốn rất nhiều thời gian của tôi. Vậy xin hỏi quý công ty là khi công an có giấy mời lên làm việc thì tôi có bắt buộc phải lên hay không. Tôi xin cám ơn công ty ! Câu trả lời của Luật sư:

1. Giấy mời của cơ quan công an là gì?

     Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp khi cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. 

2. Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên hay không ?

     Trước hết phải khẳng định với bạn rằng hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

     Tuy nhiên như trình bày, nếu người nhận được giấy mời làm việc của công an có liên quan đến một vụ án hình sự mời đến phối hợp cung cấp thông tin để điều tra vụ án thì chúng tôi khuyên bạn cần đến để hợp tác điều tra vụ việc. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời thì bạn có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan công an. Bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình nếu không giải quyết vụ việc sớm.

    Trong trường hợp nhận được giấy triệu tập thì những người tham gia tố tụng bắt mới buộc phải có mặt theo giấy triệu tập.

3. Khi nhận được giấy mời lên làm việc, cần làm thế nào?

     Mặc dù không bắt buộc phải lên trình diện trước cơ quan công an theo giấy mời, tuy nhiên như trình bày, nếu người nhận được giấy mời làm việc của công an có liên quan đến một vụ án hình sự và được mời đến để phối hợp cung cấp thông tin để điều tra vụ án thì chúng tôi khuyên bạn cần đến để hợp tác điều tra vụ việc.      Thông thường trong giấy mời của cơ quan công an sẽ có những nội dung cơ bản sau: đơn vị nào mời; họ tên, chỗ ở của người được mời; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai, số điện thoại liên hệ và để làm việc về nội dung gì. Nếu thời gian được ghi trong giấy mời không tiện để bạn lên làm việc, thì bạn có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan công an. Bởi tính chất nghiêm trọng của vụ án có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình nếu không giải quyết vụ việc sớm.      Đặc biệt, khi đã đồng ý hợp tác cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, bạn nên thành thật và trả lời đúng những gì được hỏi, để tránh trường hợp tiếp tục nhận được giấy mời vào những lần sau, gây mất thời gian của cả đôi bên.

4. Hỏi đáp về công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên không?

Câu hỏi 1. Khi nhận giấy triệu tập có bắt buộc phải lên không?

     Khác với giấy mời, giấy triệu tập mang tính chất bắt buộc do nó được quy định rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Người nhận được giấy triệu tập không có quyền không trình diện trước cơ quan công an. Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.

Câu hỏi 2. Khi nào công an có thể gửi giấy triệu tập cho công dân?

     Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, công an gửi giấy triệu tập cho công dân lên làm việc trong những trường hợp sau đây:
  • Triệu tập và hỏi cung bị can;
  • Triệu tập và lấy lời khai của các đối tượng: Người tố giác, báo tin về tội phạm; Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;
  • Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.

Câu hỏi 3. Cơ quan công an có thể mời người có liên quan đến vụ án lên làm việc bằng miệng không?

     Theo quy định tại Thông tư 01/2006/TT-BCA thì pháp luật nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu công dân đến làm việc mà không có giấy mời. Vậy nên cơ quan công an bắt buộc phải làm giấy mời nếu muốn thu thập thông tin từ người có liên quan đến vụ việc.      Bài viết liên quan:      Để được tư vấn chi tiết về Công an mời lên làm việc có bắt buộc phải lên không, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178