• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định pháp luật được quy định tại Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, cụ thể:

  • Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định pháp luật
  • Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHI PHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI

Kiến thức của bạn:

     Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư Liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định

Nội dung kiến thức về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại:

     Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại bao gồm: Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án; chi phí thi hành án dân sự; chi phí tống đạt.

1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án

     Tại Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC có quy định về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án như sau:

  • Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
  • Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác, nếu có.
  • Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
2. Chi phí thi hành án dân sự

     Điều 17 Thông tư 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định chi phí thi hành án dân sự cụ thể như sau:

  • Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.
     Đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm với đương sự về chi phí thực hiện công việc.
  • Trường hợp được miễn, giảm chi phi cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, người phải thi hành án có đơn đề nghi gửi Văn phòng Thừa phát lại kèm theo các tài liệu chứng minh. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và tài liệu của đương sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại xem xét, quyết định. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm và thực hiện việc chi trả số tiền được miễn, giảm cho Văn phòng Thừa phát lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, đồng thời tổng hợp số kinh phí phải thực hiện để đề nghị Bộ Tư pháp cấp bổ sung.

     Nếu đề nghị miễn, giảm bị từ chối thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải trả lời bằng văn bản cho đương sự và nêu rõ lý do.

3. Mức chi phí tống đạt

     Được quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC cụ thể:

     Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận với các Văn phòng Thừa phát lại để thống nhất, quyết định cụ thể mức chi phí tống đạt áp dụng đối với từng quận, huyện trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mình; đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản của các đơn vị thực hiện chi trả chi phí tống đạt trên địa bàn để làm cơ sở xác định chi phí tống đạt theo các mức như sau:

  • Trong phạm vi cấp huyện nơi đặt Văn phòng thừa phát lại không quá 65.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).
  • Ngoài phạm vi cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nhưng trong địa bàn cấp tỉnh không quá 130.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).
  • Trường hợp tống đạt văn bản ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, gồm:
    • Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
    • Tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Chi phí tống đạt quy định nêu trên bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
  • Mức chi phí tống đạt quy định tại Điều này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng được thực hiện kể từ ngày Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành.

     Trên đây là quy định của pháp luật về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của quý khách hàng để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178