Chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên 2019
15:50 08/07/2019
Giáo viên sau khoảng thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, trong 30 ngày đầu tiên quay lại làm việc, nếu chưa đủ sức khỏe sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sinh
- Chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên 2019
- Chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên
Câu hỏi về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên:
Xin chào Luật Toàn Quốc. Tôi là 1 giáo viên nghỉ thai sản từ ngày 2/1/2019 đến ngày 1/8/2019 thì đi làm lại vây cho hỏi tôi có được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản không. Tôi cảm ơn.
Câu trả lời về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên như sau:
1. Cơ sở pháp lý về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên
2. Nội dung tư vấn về chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về vấn đề dưỡng sức sau khi sinh con. Cụ thể ở đây bạn là giáo viên, thời gian nghỉ khi sinh con của bạn là 8 tháng, bạn không rõ bạn có được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản hay không. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:2.1. Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh con
Khoản 1 điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện nghỉ dưỡng sức như sau:
"1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày."
Viện dẫn đến khoản 1 điều 34 ta có:
"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng."
Như vậy, ta có thể hiểu, thời gian nghỉ thai sản của người lao động thông thường là 6 tháng. Sau khi hết thời gian trên, người lao động có trách nhiệm quay trở lại làm việc, nếu như trong quá trình làm việc mà cảm thấy sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh. Trong trường hợp của bạn, bạn nghỉ tổng cộng là 7 tháng (từ tháng 1 đến hết tháng 7), do bạn không đề cập rõ nên chúng tôi chia trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Bạn sinh sinh đôi 2 con
- Trường hợp 2: Bạn sinh 1 con
2.2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên
Khoản 4 điều 1 thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi điểm a khoản 3 điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc của giáo viên có quy định:
“Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”;
Căn cứ vào quy định trên, thì tháng 7 này bạn sẽ không cần đi làm vì trùng vào thời gian nghỉ hè của giáo viên. Tuy bạn không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh nhưng sẽ vẫn được chi trả lương những ngày nghỉ 1 cách bình thường, đồng thời vẫn được đóng BHXH và hưởng các khoản trợ cấp đầy đủ.
Kết luận: Nếu bạn sinh 2 con thì khi quay trở lại làm việc vào tháng 8, bạn vẫn được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Ngược lại, nếu chỉ sinh 1 con, do từ thời điểm bạn nghỉ sinh đến thời điểm quay lại làm việc là 7 tháng, nên bạn không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về Chế độ dưỡng sức sau sinh với giáo viên, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Ngọc Linh