• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công ty tôi mới thành lập, vừa nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy các loại thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp là những loại nào?

  • Các loại thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
  • thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 CÁC LOẠI THUẾ PHÍ PHẢI NỘP KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Câu hỏi của bạn:

     Chào các anh các chị!

     Công ty tôi mới thành lập, vừa nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy các loại thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp tôi cần đóng là những loại nào?

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Doanh nghiệp cần phải tiến hành kê khai và nộp thuế các loại thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp sau:      Theo khoản 7 điều 2 luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

"7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh."

  1. Lệ phí môn bài:

     Doanh nghiệp mới thành lập, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải kê khai nộp lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể mức thuế sẽ căn cứ theo số vốn doanh nghiệp đăng ký.

BẬC THUẾ MÔN BÀI VỐN CÔNG TY ĐĂNG KÝ TIỀN THUẾ MÔN BÀI DOANH NGHIỆP NỘP CHO CẢ NĂM
1 Trên 10 tỷ 3.000.000
2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
4 Dưới 2 tỷ 1.000.000

Nếu doanh nghiệp mới thành lập, có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thì phải khai, nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh ( những doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng đầu năm phải nộp lệ phí môn bài cả năm, những doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng cuối năm chỉ nộp lệ phí môn bài nửa năm) [caption id="attachment_24325" align="aligncenter" width="577"]Thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp Thuế phí phải nộp khi thành lập doanh nghiệp[/caption]

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu mà có các mức thuế suất khác nhau.

Đối với phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x thuế suất thuế GTGT) – số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Theo phương pháp tính thuế này, có 03 mức thuế suất thuế GTGT:

- Mức thuế 0%.

- Mức thuế 5%.

- Mức thuế 10%.

Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất khác nhau, xem chi tiết tại Luật thuế giá trị gia tăng 2008, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

Đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu x tỷ lệ % để tính thuế.

Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ % này như sau:

 - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – Các khoản chi được trừ –  thu nhập được miễn thuế – các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước) x thuế suất

 

Lĩnh vực hoạt động

Thuế suất thuế TNDN

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

Từ 32 – 50 %

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí)

50%

Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN

40%

Các lĩnh vực còn lại

20% (áp dụng cho cả trường hợp doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ và dưới 20 tỷ)

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên của mình.
Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế Suất Cách tính số thuế phải nộp
      Cách 1 Cách 2
1 Từ 0 đến 5 triệu đồng 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10trđ 10% 0.25 trđ + 10% TNTT trên 5trđ 10% TNTT - 0.25 trđ 
3 Trên 10 trđ đến 18trđ 15% 0.75 trđ + 15% TNTT trên 10trđ 15% TNTT - 0.75 trđ 
4 Trên 18 trđ đến 32trđ 20% 1.95 trđ + 20% TNTT trên 18trđ 20% TNTT - 1.65 trđ 
5 Trên 32 trđ đến 52trđ 25% 4.75 trđ + 25% TNTT trên 32trđ 25% TNTT - 3.25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80trđ 30% 9.75 trđ + 30% TNTT trên 52trđ 30% TNTT - 5.85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18.15 trđ + 35% TNTT trên 2trđ 35% TNTT - 9.85 trđ
 
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế.
 
Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:
- Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%;
- Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt
VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;Rượu;Bia;Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền;Xăng các loại;Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)….
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.

6. Thuế xuất nhập khẩu

Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

7. Thuế tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên:

Số thuế tài nguyên phải nộp = sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất

Xem chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên tại Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13.

8. Thuế bảo vệ môi trường

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa

Xem chi tiết biểu thuế bảo vệ môi trường tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12.

9. Thuế sử dụng đất

Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.

Có 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đất sản xuất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh:

Số thuế sử dụng đất phải nộp = (Diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất x thuế suất) – số thuế đựơc miễn, giảm

Trường hợp 2: Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh

Số thuế sử dụng đất phải nộp ={ [(Tổng diện tích đất sử dụng x Doanh thu hoạt động kinh doanh)/Tổng doanh thu cả năm] x giá của 1m2 đất x thuế suất} – số thuế đựơc miễn, giảm

Xem chi tiết biểu thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010.

10. Phí, lệ phí khác

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178