• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã...thẩm quyền được bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã..biên bản bắt và nhận người

  • Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
  • Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BẮT NGƯỜI PHẠM TỘI QUẢ TANG HOẶC ĐANG BỊ TRUY NÃ

Kiến thức cho bạn:

     Quy định của pháp luật tố tụng hình sự 2003 về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã .

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Theo quy định tại điều 8 Bộ luật hình sự 1999:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

     Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003.

      1. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

     Khoản 1, Điều 82 luật tố tụng hình sự 2003 quy định bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã được áp dụng cho các đối tượng:

  • Người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
  • Người đang bị truy nã. thì bất kỳ

     2. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

     Thứ nhất, thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

  • Khoản 1, 2, điều 82 bộ luật tố tụng hình sự 2003, những người có thẩm quyền bắt người bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

      Như vậy, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

  • Cần chú ý riêng đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo thì cần phải đảm bảo đúng thẩm quyền là: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành)- theo quy định tại khoản 1, điều 80.

     Thứ hai, những điểm cần lưu ý khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

     Theo quy định tại điều 83 bộ luật tố tụng hình sự 2003:

  • Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
  • Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.
  • Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
[caption id="attachment_29792" align="aligncenter" width="239"]Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã[/caption]

     3. Một số quy định khác khi bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

     Thứ nhất, điều 86 quy định tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ; Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

     Chi tiết tham khảo tại: Tạm giữ và thời hạn tạm giữ theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự

     Thứ hai, nếu trong trường hợp người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã khi bị bắt sẽ bị tạm giam theo điều 88 nếu như Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

     Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

  • Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
  • Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
  • Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

     Thứ ba, Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay theo quy định tại điều 85 (nếu cần) và phải đảm bảo biên bản về việc bắt người được lập theo đúng quy định tại điều 84 bộ luật tố tụng hình sự 2003.

 

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178