Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
11:55 24/02/2018
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại Luật quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
- Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu
- Tư vấn luật chung
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU
Kiến thức của bạn:
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Luật quản lý ngoại thương 2017;
Nội dung kiến thức:
1. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu là gì?
Điều 11 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Được quy định tại Điều 12 Luật quản lý ngoại thương 2017, cụ thể:
2.1 Trường hợp áp dụng tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
- Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mụchàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2.2 Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. [caption id="attachment_75769" align="aligncenter" width="450"] Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu[/caption]
3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật quản lý ngoại thương 2017, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thuộc về:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luậtvề thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
- Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Các trường hợp ngoại lệ
Được quy định tại Điều 14 Luật quản lý ngoại thương 2017, bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
- Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!
Xin chân thành cảm ơn!