• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự, vật chứng là gì, thẩm quyền ra lệnh xử lý vật chứng, cách thức xử lý vật chứng theo quy định của BLTTHS 2003

  • Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự
  • Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự

Kiến thức của bạn:

     Quy định về xử lý vật chứng theo quy định của bộ luật  tụng hình sự 2015

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi 2017

Nội dung kiến thức:

I. Vật chứng

Theo điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì:

"Điều 89. Vật chứng Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."

[caption id="attachment_25052" align="aligncenter" width="399"]Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự[/caption]

II. Thẩm quyền ra lệnh xử lý vật chứng

     Tùy từng giai đoạn mà thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ khác nhau, nếu vụ án đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì thẩm quyền thuộc về Cơ quan điều tra, Nếu vụ án đình chỉ ở giai đoạn truy tố thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát, ở giai đoạn xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án hay HDXX.

III. Cách thức xử lý vật chứng

     Thứ nhất: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ
Công cụ phạm tội là những dụng cụ vật chất như Tiền, vàng, kim khí quý, dao, gậy, gạch đá... mà tội phạm sử dụng nó để thực hiện tội phạm.
Phương tiện phạm tội là những đối tượng vật chất được tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Phương tiện phạm tội thường bao gồm nhiều dạng trong đó có cả công cụ phạm tội, đồng thời phương tiện phạm tội có thể là tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Với những công cụ, phương tiện nêu trên thì có thể bị tịch thu tiêu hủy nếu đó là vật cấm lưu thông, vật không có giá trị hoặc sung quý nhà nước nếu đó là vật có giá trị.

     Thứ hai: Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.
Đây là trường hợp má cách thức xử lý vật chứng khác hoàn toàn so với trường hợp trên, ở trường hợp này vật, tiền thường được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp vật chứng đó không xác định được ai là chủ sở hữu thì sung quỹ nhà nước.
Sở dĩ có sự khác nhau giữ 2 trường hợp trên là do ở trường hợp thứ nhất vật chứng đó hoàn toàn thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc của những người khác đồng ý cho tội phạm sử dựng tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội. Còn ở trường hợp thứ hai đây là tài sản hợp pháp của những chủ thể khác và những tài sản này bị tội phạm sử dụng ngoài ý muốn của chủ sở hữu.

     Thứ ba: Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
Đây là trường hợp mà thông qua hành vi phạm tội mà tội phạm đã thu lợi bất chính hoặc tạo ra được một số lượng tiền hoặc tài sản so với ban đầu. Trường hợp nay gọi là tài sản phạm tội mà có, hình thức xử lý là tịch thu xung quỹ nhà nước.

     Thứ tư: Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa mau hỏng được hiểu là những loại hàng hóa có hạn sử dụng ngắn nhanh bị hư hỏng trong điều kiện bình thường

Hàng hóa khó bảo quản là những hàng hóa yêu cầu hình thức bảo quản phức tạp nếu bảo quản ở các điều kiện bình thường thì không thể giữ được giá trị tài sản.
Với những vật chứng là các loại kể trên thì có thể đen bá theo quy định của pháp luật

     Thứ năm: Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
Là những vật mà khi định giá nó không có bất cứ giá trị gì hoặc những vật mà không thể khai thác tính năng công dụng của nó. Trường hợp này thì bị tich thu, tiêu hủy

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178