Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết được quy định như thế nào?
08:30 07/04/2018
Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết, Phạm tội trong tình thế cấp thiết có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không
- Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi: Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết được quy định như thế nào theo Bộ luật hình sự năm 2015?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
1. Khái niệm về tình thế cấp thiết
Khoản 1 điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm."
Như vậy, theo quy định trên, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là người thực hiện hành vi gây thiệt trong tình thế có hai khả năng cùng song song tồn tại:
Thứ nhất, khả năng các lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác sẽ bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm bên ngoài gây ra;
Thứ hai, khả năng gây thiệt hại cho các lợi ích nêu trên sẽ không xảy ra nếu có sự ngăn chặn bằng cách gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Cần lưu ý rằng, việc gây ra thiệt hại nhỏ hơn để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn khi không còn cách nào khác là có ích cho xã hội và được Nhà nước, xã hội khuyến khích. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế đó được gọi là hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. [caption id="attachment_83275" align="aligncenter" width="374"] Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết[/caption]
2. Điều kiện của tình thế cấp thiết
Một hành vi gây thiệt hại được coi là thực hiện trong tình thế cấp thiết phải có những kiện sau:
Thứ nhất, về tính chất của sự nguy hiểm
Cơ sở làm phát sinh quyền thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là phải có sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm ấy đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác
- Nguồn nguy hiểm làm phát sinh quyền thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể do nhiều nguồn khác nhau như: Do hành vi của con người, do sự tấn công của động vật, sự hỏng hóc của xe cộ, máy móc,… Đây là những nguồn nguy hiểm có thật, chứ không phải do suy đoán, tưởng tượng
- Sự nguy hiểm phải đang gây thiệt, nghĩa là đã bắt đầu và chưa kết thúc hoặc chưa gây thiệt hại nhưng đe dọạ gây thiệt hại cho các lợi ích cần bảo vệ nếu không được ngăn chặn kịp thời
Thứ hai, về tính chất của hành vi khắc phục sự nguy hiểm
- Hành vi khắc phục sự nguy hiểm là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa sự gây thiệt hại hoặc đe dọạ gây thiệt hại. Do đó, nếu còn biện pháp khác để tránh khỏi thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra thì hành vi khắc phục sự nguy hiểm ấy không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Người gây thiệt hại trong trường hợp đó phải chịu trách nhiệm hình sự về sự gây thiệt hại của mình.
- Về mức độ thiệt hại: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
Trên thực tế, không phải trong mọi trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại cũng đánh giá được chính xác mức độ gây thiệt hại của hành vi của mình với mức độ gây thiệt hại mà nguồn nguy hiểm có thể gây ra. Vì thế, trong những trường hợp cụ thể cần phải đánh giá toàn diện các tình tiết có liên quan để xác định người gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa có lỗi đối với việc gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa hay không. Nếu người gây thiệt hại không thấy trước và không thể thấy trước được sự thiệt hại mà mình gây ra lớn hơnn thiệt hại cần ngăn ngừa thì người đó không bị coi là có lỗi và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
Khoản 1 điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.” Do đó, người thực hiện hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết.
Ngoài ra, trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là khi thực hiện hành vi gây thiệt hại người đó đã gây ra một thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hoặc trong tình thế đó, hành vi gây thiệt hại của người đó không phải là biện pháp duy nhất để khắc phục thiệt hại cần ngăn ngừa đó nhưng người thực hiện hành vi gây thiệt hại vẫn lựa chọn việc gây thiệt hại nhằm “khắc phục” thiệt hại đang xảy ra. Ở đây, người đó được suy đoán là có lỗi đối với việc vượt quá đó và họ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Quy định của Bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng
- Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
Để được tư vấn vấn chi tiết về Trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.
Xin chân thành cảm ơn.