• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm. Quy định "Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người...

  • Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
  • Hành vi vượt quá của người thực hành
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm

Kiến thức của bạn:

    Biết được thế nào là hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm.

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau: Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm.

     BLHS 2015 quy định về Đồng phạm như sau:      Điều 17. Đồng phạm

"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu; cầm đầu; chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động; dụ dỗ; thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."

1. Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm

     "Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” là một quy định mới; mới được quy định trong BLHS 2015. Trước khi đi vào giải thích thế nào là hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm, bài viết: " Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm" của chúng tôi sẽ giải thích giúp bạn thế nào là người thực hành trong vụ án đồng phạm.

     Theo quy định của pháp luật, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong vụ án đồng phạm, có thể xuất hiện người thực hành; người tổ chức; người xúi giục; người giúp sức. Trong đó; người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm và là người giữ vai trò quan trọng nhất trong một vụ án đồng phạm. Bởi lẽ hành vi mà họ trực tiếp thực hiện chính là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nếu không có người thực hành thì tội phạm thì mục đích tội phạm không được thực hiện. 

     Trong thực tiễn xét xử; việc người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu theo hai cách sau đây:

  •  Người thực hành tự mình thực hiện tội phạm: Là trường hợp người thực hành trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trường hợp này người thực hành có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội. Ví dụ: A và B hẹn nhau đi trộm cắp tài sản nhà ông T. Đúng 1 h sáng, A và B có mặt ở nhà ông T cùng cạy cửa và thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, A và B sẽ được coi là người thực hành.
  • Người thực hành không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng sử dụng người không có năng lực nhận thức hoặc điều khiển hành vi; người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; lợi dụng sai lầm của người khác về những tình tiết khách quan của tội phạm hoặc người đó không có lỗi để gây ra hậu quả của tội phạm; sử dụng người khác gây thiệt hại bằng việc cưỡng bức; uy hiếp …làm người bị cưỡng bức hành động trong trạng thái có lý trí; sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của mình.
     Ví dụ: Sai trẻ 7 tuổi đi đốt nhà hàng xóm rồi cho kẹo. Mặc dù người thực hiện hành vi là đứa trẻ 7 tuổi; nhưng người có hành vi sai đứa trẻ đi đốt nhà sẽ được coi là người thực hành.      Thực tiễn xét xử cho thấy, hành vi vượt quá của người thực hành đã xuất hiện nhiều trong thực tiễn xét xử. Bởi vì trên thực tế; không phải lúc nào người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra. Có thể họ ăn năn hối lỗi vì hành vi vi phạm pháp luật của mình mà tự ý nửa chừng chấm dút việc phạm tội; hoặc vì một số lý do tư thù cá nhân hoặc hiềm khích nào đó mà họ đã thực hiện quá dự định phạm tội ban đầu.

     Một cách khái quát; hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn.      Ví dụ:

  • A ra lệnh B dùng gậy đánh gãy tay C. Do mâu thuẫn từ trước; trong lúc hành động; B đã đánh gãy chân C rồì đập liên tục vào đầu C khiến C chết. 
  • Lúc đầu chỉ bàn cướp nhưng khi thực hiện lại giết người; lúc đầu chỉ bàn đánh cho một trận nhưng khi thực hiện lại đánh rồi bắt cóc tống tiền...
[caption id="attachment_47946" align="aligncenter" width="552"]Hành vi vượt quá của người thực hành Hành vi vượt quá của người thực hành[/caption]      Hành vi vượt quá của người thực hành; thường được chia làm hai loại:      + Loại 1: Vượt quá về chất lượng của hành vi:      Có nghĩa, trong vụ án đồng phạm; người thực hành thực hiện hành vi vượt quá không cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện.      Ví dụ 1:      A; B; C; D cùng hợp tác làm ăn. Trong quá trình chia chác; D cảm thấy mình thiệt nên có thái độ không hợp tác với A, B, C và muốn rút lui. Hành động này của D khiên A, B,C không chấp nhận được. A; B; C tức giận nên đã quyết định dạy cho D một bài học. Trên đường D về nhà cả ba đã chặn xe D và đánh D ngất xỉu. Sau đó A đã ra lệnh cho B và C khiêng D vào chỗ vắng người và đi về. B và C làm theo lời A dặn nhưng thấy trên người D có một chiếc điện thoại, cùng với nhẫn vàng nên đã nổi lòng tham và chiếm đoạt.      Hôm sau tỉnh dậy; D làm đơn đề nghị khởi tố đến cơ quan điều tra A, B,C vì tội cố ý gây thương tích. Qua quá trình điều tra; B, C còn khai nhận chiếm đoạt đồ của D, Lúc này A;B;C sẽ được coi là đồng phạm. Tuy nhiên hành vi chiếm đoạt tài sản của C và B được coi là hành vi vượt quá của người thực hành vì bởi lẽ hồi đầu ý định của cả ba chỉ là dọa D mà thôi.       + Loại hai: Vượt quá về số lượng của hành vi:       Đây là trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá có cùng tính chất với hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện.      Ví dụ 2: Cũng giống như ví dụ trên, nếu như sau khi A đi về, B và C cố tình dùng gậy đập D hai lần vào đầu làm D chết. Sau khi giám định; cơ quan tiến hành giám định kết luận D chết do vết đập vào đầu làm xuất huyết não. Trong trường hợp này; hành vi của B và C được coi là vượt quá về số lượng của hành vi vì hành vi này đều cùng tính chất với hành vi phạm tội ban đầu.

     2. Hậu quả pháp lý về hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm.

     Theo quy định của pháp luật; người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.       Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân tích hậu quả pháp lý đối với từng trường hợp đã lấy ở ví dụ 1 và ví dụ hai bên trên như sau:      Đối với ví dụ 1: Trong trường hợp B và C thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản khi D bị ngất và sau khi A bỏ về. Như vậy, B và C sẽ phải chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội "Trộm cắp tài sản" bên cạnh tội cố ý gây thương tích mà cả ba cùng thực hiện.      Đối với ví dụ 2: Trong trường hợp B và C dùng gậy đập vào đầu D dẫn đến D chết, thì người đồng phạm khác là A- người bỏ về trước sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.      Ngoài ra, trên thực tế còn trương hợp, người thực hành thực hiện hành vi vượt quá chưa cấu thành tội phạm khác; mà nó vẫn là tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện. Thì lúc này người thực hành thực hiện hành vi vượt quá sẽ phải chịu trách nhiệm nặng hơn những người đồng phạm khác.      Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178