• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành, Trốn thuế là không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật

  • Tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Tội trốn thuế
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tội trốn thuế: Mặt khách quan của tội trốn thuế, mặt chủ quan của tội trốn thuế, khách thể của tội trốn thuế, chủ thể của tội trốn thuế... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Điều 161. Tội trốn thuế 
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
[caption id="attachment_36268" align="aligncenter" width="465"]Tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành Tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành[/caption]
 
 
     Định Nghĩa: Trốn thuế là không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật      Tội trốn thuế là tội phạm đã được quy định từ sớm vì hành vi trốn thuế là hành vi xâm phạm đến ngân sách của Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách thuế cũng tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước và chính sách hình sự đối với hành vi trốn thuế cũng phụ thuộc vào tình hình đó

1. Mặt khách quan

a. Hành vi:
     Người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là trốn việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hành vi trốn nộp thuế có thể được biểu hiện khác nhau như: Khai bớt doanh thu, khai man hàng hoá, gian lận trong việc hạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo pháp luật họ phải nộp
b. Hậu quả

     Hậu quả của hành vi trốn thuế là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Hậu qủa trực tiếp của hành vi trốn thuế là gây thiệt hại cho Nhà nước, làm cho Nhà nước không thu được một khoản ngân sách mà lẽ ra phải thu được.

     Đối với tội trốn thuế, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi hành vi trốn thuế chỉ gâu thiệt hại đến ngân sách Nhà nước còn các thiệt hại khác trên thực tế khó có thể xảy ra.

     Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm:

     Ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, đó là số tiền thuế mà người phạm tội trốn phải từ năm mươi triệu đồng trở lên thì hành vi trốn thuế mới cấu thành tội phạm.

     Nếu trốn thuế với số tiền từ năm triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật, nếu trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật, nếu trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật.

2. Mặt chủ quan

a. Lỗi

     Người thực hiện hành vi trốn thuế là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn trốn thuế.

b. Mục đích

     Mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội trốn thuế bao giờ cũng vì động cơ tư lợi, tâm lý của người kinh doanh là càng trốn được nhiều thuế thì càng có lợi.

3. Khách thể

     Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp ngân sách cho Nhà nước.

     Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật.

4. Chủ thể

     Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng cũng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người theo quy định của pháp luật phải nộp thuế mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này phụ thuộc đối tượng phải nộp các loại thuế cho Nhà nước

     Các điều kiện khác về chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với các tội phạm khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này trong bất cứ trường hợp nào, vì cả ba khoản của Điều 161 Bộ luật hình sự không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

     Bài viết tham khảo: 

Liên hệ Luật sư tư vấn về tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành

  • Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tội trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn! 

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178