• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của BLHS năm 2015

  • Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo BLHS năm 2015
  • Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Kiến thức của bạn:

     Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì?

     Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng. [caption id="attachment_92106" align="aligncenter" width="360"]Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng[/caption]

2. Tội thiếu trách nhiệm gây hâu quả nghiêm trọng theo BLHS năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

"1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

a. Khách thể của tội phạm

     Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; ; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất 

b. Mặt khách quan của tội phạm

     - Về hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi duy nhất là "thiếu trách nhiệm", bản thân hành vi đã phản ánh bản chất của tội phạm.

     - Về hậu quả: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Theo đó, người có hành vi "thiếu trách nhiệm" phải gây ra hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 121% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên

     Cần lưu ý rằng, nếu hành vi thiếu trách nhiệm gây ra một trong những hậu quả nêu trên thoả mãn cấu thành tội phạm về các tội phạm cụ thể được quy định tại điều 179 (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), điều 308 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng) hoặc điều 376 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn) thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong ba tội phạm cụ thể theo quy định tại điều 179, 308 hoặc 376 nói trên.

c. Mặt chủ quan của tội phạm

     Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện với lỗi vô ý, bao gồm 02 trường hợp:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi vô ý quá tin.
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả , mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi vô ý cẩu thả.

d. Chủ thể của tội phạm

     Chủ thể của tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng được coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178