Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
14:15 11/09/2019
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, hình phạt của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kiến thức của bạn:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành?
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Thông thư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
- Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
1. Mặt khách quan
- Hành vi:
Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Khi phân tích các dấu hiệu khách quan cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải chú ý tội này có hai hành vi khách quan: “hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt” nếu thiếu một trong hai hành vi thì không cấu thành tội này
- Hậu quả:
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 phải có giá trị từ hai triệu đồng, hành vi lừa đảo chiếm đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong ba trường hợp: Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
2. Mặt chủ quan
- Lỗi: Lỗi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích: Mục đích là chiếm đoạt tài sản
3. Khách thể:
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu
4. Chủ thể:
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào miễn là người phạm tội đạt đủ tuổi và có năng lực pháp luật hình sự
5. Hình phạt
- Hình phạt chính
- Khung 1: có hình phạt bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Khung 2: có hình phạt từ hai đến bảy năm khi có một trong các căn cứ sau: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khung 3: có hình phạt từ bảy đến mười lăm năm khi có các căn cứ: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
-Khung 4; có hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân khi có các căn cứ: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: