Tội đe doa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
16:41 31/08/2017
Tội đe doa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, Trường hợp đe doạ giết người mà có động cơ mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản thì ...
- Tội đe doa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
- Tội đe doa giết người
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội đe doa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
Kiến thức của bạn:
Xin luật sư cho biết: Cách đây 2 ngày có một người tên là ông K ở gần nhà tôi có mâu thuẫn với nhau về đất cát. Ông K liên tục có các hành động đe dọa tới tính mạng của tôi. Vậy tôi xin hỏi những lời đe dọa trên của ông K có phạm tội hay không ? nếu có thì phạm tội gì ?. Cảm ơn luật sư
Kiến thức của luật sư:
"1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác." [caption id="attachment_50011" align="aligncenter" width="480"] Tội đe dọa giết người[/caption]
1. Mặt khách quan của tội đe doa giết người
a. Hành vi của tội đe doa giết người
Đối với tội đe dọa giết người, người phạm tội có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).
Ví dụ: Đe doạ người khác nhiều lần bằng lời nói là sẽ giết chết họ.
Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).
Để xác định có hay không có hành vi đe dọa giết người thì phải căn cứ vào việc hành vi đe dọa trên có làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện hay không ?
Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:
– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.
– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.
– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.
– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.
Lưu ý: Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.
Tuy nhiên, ở tội đe doạ giết người thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lời đe doạ giết. Còn ở trường hợp giết người chưa đạt thông thường người phạm tội thực hiện việc chuẩn bị phạm tội một cách lén lút, bí mật. Mặt khác, mục đích đe dọa của tội này khác với mục đích giết người của tội giết người.
2. Khách thể của tội đe doa giết người
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.
3. Mặt chủ quan của tội đe doa giết người
a. Lỗi của tội đe doa giết người
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Lưu ý: Trường hợp đe doạ giết người mà có động cơ mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị đe doạ thì không cấu thành tội này. Trong trường hợp này người có hành vi đe doạ giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản
4. Chủ thể của tội đe doa giết người
Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt của tội đe doa giết người
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
- Khoản 1: Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
- Khoản 2 : Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội đe doạ giết người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đối với nhiều người (từ hai người trở lên)
– Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (xem giải thích tương tự ở tội giết người).
– Đối với trẻ em (tức là người dưới mười sáu tuổi)
– Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác (Tội phạm khác là tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện hoặc đang thực hiện).
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội của Bộ luật hình sự
- Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo quy định của BLHS 2015
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về xác định tỷ lệ như thế nào theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự?. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: