• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành: Tội đào ngũ là một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân...

  • Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI ĐÀO NGŨ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.

Kiến thức của bạn.

     Chào luật sư. Tội muốn hỏi như thế nào là tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành và tội này có mức hình phạt cao nhất là bao nhiêu?

Kiến thức của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nội dung tư vấn: Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật.

     Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành là một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Chương XXV, Điều 402 Bộ luật hình sự năm 2015.

     Điều 402. Tội đào ngũ

          1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

          2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

         3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Cấu thành tội phạm tội đào ngũ.

1.1. Khách thể của tội đào ngũ:

     Tội đào ngũ trực tiếp xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự, chế độ phục vụ của sỹ quan trong Quân đội, làm giảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. [caption id="attachment_51556" align="aligncenter" width="392"]Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành: Tội đào ngũ là một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân... Tội đào ngũ theo quy định của pháp luật hiện hành[/caption]

1.2. Mặt khách quan của tội đào ngũ: 

     Mặt khách quan của tội đào ngũ được thể hiện ở hành vi rời bỏ đơn vị không có ý định trở lại nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép (hành động) hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ (không hành động). Hành vi rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử lý về tội đào ngũ khi có một trong các yếu tố sau: 

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ hang ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn vi phạm. Đó là việc: 

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của Quân đội và chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày bị xử phạt lại vi phạm tiếp. Trường hợp quyết định xử phạt của người có thẩm quyền không ghi rõ lý do thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh rõ lý do của quyết định kỷ luật đó và lập thành biên bản để làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự; 

+ Đã bị xử phạt hành chính bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 10 Nghị định số 24/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính. Nếu quân nhân đào ngũ đã bị xử phạt hành chính và buộc trở lại đơn vị nhưng cố tình không trở laị thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ; 

+ Hành vi rời bỏ đơn vị đã gây hậu quả nghiêm trọng như: Gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của các quân nhân khác, làm cho đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu hoặc đào ngũ khi đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác gây mất an toàn về tài sản, vũ khí, trang bị cho đơn vị. Trường hợp quân nhân rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự và trong thời gian đó phạm tội khác thì không bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng và không bị truy cứu về tội đào ngũ mà chỉ bị xử lý về hành vi phạm tội đã thực hiện. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm quân nhân bỏ đơn vị hoặc từ lúc phải có mặt tại đơn vị đúng hạn mà không có mặt nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

1.3. Chủ thể của tội đào ngũ: 

     Chủ thể của tội phạm này là quân nhân tại ngũ (sỹ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ) đang trong thời gian phục vụ quân đội.

1.4. Mặt chủ quan của tội đào ngũ: 

     Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Trong tội đào ngũ, mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

3. Hình phạt:

+ Khung hình phạt cơ bản: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

+ Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Một số bài viết tham khảo:

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về tội đào ngũ theo quy định của pháp luật. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178