Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự hiện hành
09:26 19/06/2019
tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 135 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh...
- Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự hiện hành
- tội cưỡng đoạt tài sản
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
Câu hỏi của bạn:
Quy định của pháp luật hình sự tội cưỡng đoạt tài sản
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1.Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản
- Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản
- Xâm phạm quyền nhân thân và quyền sở hữu
Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản
- Hành vi : đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
- Hậu quả: Không là dấu hiệu bắt buộc
Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản
- Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản
Hình phạt của tội cưỡng đoạt tài sản
- Khung 1: bị phạt tù từ một năm đến năm năm
- Khung 2: bị phạt tù từ ba năm đến mười năm
- Khung 3: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
- Khung 4: bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm
- Hình phạt bổ sung: còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để được tư vấn chi tiết về tội cưỡng đoạt tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;