Tội cưỡng đoạt tài sản
11:07 10/09/2019
Tội cưỡng đoạt tài sản, Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản
- Tội cưỡng đoạt tài sản
- Tội cưỡng đoạt tài sản
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội cưỡng đoạt tài sản
Câu hỏi của bạn:
Tội cướp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
1. Mặt khách quan
- Hành vi: Hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản bao gồm 2 hành vi gồm: đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp về mặt tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản
- Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực: Là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc
-Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản : Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản. Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như: Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội. Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản
- Hậu quả:
Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt tài sản”, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
2. Mặt chủ quan
- Lỗi: Lỗi của tội cưỡng đoạt tài sản là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích: Mục đích là chiếm đoạt tài sản
3. Khách thể:
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản
4. Chủ thể:
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào miễn là người phạm tội đạt đủ tuổi và có năng lực pháp luật hình sự
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Tội cưỡng đoạt tài sản hoàn thành khi nào theo quy định của pháp luật
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.