Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
14:17 11/09/2019
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Kiến thức cho bạn:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTA-VKSNDTC-BCA-BTP
- Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
1. Mặt khách quan
- Hành vi:
Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh...
Thực tiễn xét xử cho thấy người phạm tội thường sử dụng một số thủ đoạn sau: Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ, Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản.
- Hậu quả:
Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
2. Mặt chủ quan
- Lỗi: Lỗi của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra
- Mục đích: Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
3. Khách thể:
Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu
4. Chủ thể
Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tái sản là bất kì ai miễn là người đó đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự
5. Hình phạt
- Hình phạt chính
- Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu tài sản bị chiếm đoạt giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Hành hung để tẩu thoát;
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
+) Tái phạm nguy hiểm;
+) Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: