Tội chống mệnh lệnh theo quy định BLHS năm 1999 sửa đổi 2009
11:01 19/07/2019
Tội chống mệnh lệnh theo quy định tại điều 316 BLHS năm 1999 sửa đổi 2009 là hành vi của Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập ...
- Tội chống mệnh lệnh theo quy định BLHS năm 1999 sửa đổi 2009
- tội chống mệnh lệnh
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI CHỐNG MỆNH LỆNH
Câu hỏi của bạn:
Quy định của pháp luật hình sự về tội chống mệnh lệnh
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Điều 316. Tội chống mệnh lệnh
- Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Chủ thể của tội chống mệnh lệnh
- Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
Khách thể của tội chống mệnh lệnh
- Xâm phạm quan hệ chỉ huy và phục tùng trong quân đội, tức là mối quan hệ giữa chỉ huy và chiến sỹ và đối với người chỉ huy cấp dưới của mình
- Theo quy định về điều lệ quân đội thì người chỉ huy có quyền ra lệnh cho chiến sĩ hoặc chỉ huy cấp dưới của mình . Chiến sỹ hoặc người chỉ huy cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng và chấp hành nhanh chóng, chính xác triệt để mệnh lệnh cấp trên, mệnh lệnh của người chỉ huy đối với chiến sỹ và người chỉ huy cấp dưới do mình quản lý, xuất phát từ lợi ích tập thể và mục đích hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị Trường hợp người chỉ huy rõ ràng là trái pháp luật thì họ không phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Mặt khách quan của tội chống mệnh lệnh
- Hành vi: chống mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền
- Hành vi chống mệnh lệnh được hiểu là cố ý không chấp hành mệnh lệnh, công khai từ chối không thực hiện mệnh lệnh được giao hoặc chỉ chấp hành một phần nhiệm vụ được giao hoặc cố tình làm trái ngược mệnh lệnh của chỉ huy
- Hành vi được biểu hiện qua thái độ chống đối, lời nói hành động thể hiện không chấp hành, không phục tùng mệnh lệnh
- Theo quy định của điều lệ quân đội thì quân nhân phải tuyệt đối phcuj tùng mệnh lệnh, trong trường hợp xét thấy mệnh lệnh đó chưa phù hợp hoặc trái pháp luật thì được quyền đề đạt ý kiến nhưng vẫn phải chấp hành mệnh lệnh người chỉ huy. Nếu trường hợp biết rõ là trái pháp luật thì người chỉ huy cấp dười phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trong trường hợp quân nhân biết rõ là trái pháp luật mà không đề đạt ý kiến lại đồng tình ủng hộ với người ra lệnh thì cũng phải chịu trách nhiệm cùng với người ra lện
Mặt chủ quan của tội chống mệnh lệnh
- Lỗi : cố ý
- Động cơ: đa dạng
Hình phạt của tội chống mệnh lệnh
- Khung 1: bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm
- Khung 2: bị phạt tù từ năm năm đến mười năm
- Khung 3: bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm
- Khung 4: bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: