Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?
09:40 20/10/2017
Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?, Theo quy định trên thì nếu trong trường hợp anh trai bạn đã yêu cầu các ...
- Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?
- Thủ tục xin giám định thương tật
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?
Câu hỏi của bạn:
Xin luật sư cho biết; Tôi có một người anh trai, khoảng 1 tuần trước anh tôi có bị một nhóm đối tượng hành hung. Kết quả là anh tôi bị vỡ xương hàm, gãy xương tay và chấn thương phần mềm. Gia đình tôi rất bức xúc và muốn đưa vụ việc ra pháp luật. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục xin giám định thương tật được thực hiện như thế nào và trong trường hợp Cơ quan công an không đưa anh tôi đi giám định thương tật thì chúng tôi cần phải làm gì ?. Tôi xin cảm ơn luật sư !
Câu trả lời của luật sư
Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Luật giám định tư pháp năm 2012
Nội dung tư vấn: Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?
1. Thủ tục xin giám định thương tật của Cơ quan tiến hành tố tụng giám định thương tật
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về trưng cầu giám định như sau:
Điều 155. Trưng cầu giám định
"1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả." [caption id="attachment_57397" align="aligncenter" width="350"] Thủ tục xin giám định thương tật[/caption]
Theo quy định trên thì anh bạn có quyền yêu cầu các Cơ quan tiến hành tố tụng giám định thương tật cho mình bằng các anh bạn sẽ làm đơn trình báo gửi lên Cơ quan công an cấp quận ( huyện ) nơi xảy ra tội phạm để yêu cầu họ điều tra xác minh và đưa anh bạn đi giám định. Nếu trong trường hợp tỉ lệ thương tật đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ ra quết định khởi tố vụ án.
2. Thủ tục xin giám định thương tật khi bị các Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối giám định
Nếu anh trai bạn đã làm đơn trình báo và đề nghị Cơ quan tiến hành tố tụng đưa đi giám định thương tật nhưng phía các Cơ quan tiến hành tố tụng đó lại từ chối thì tại khoản 1 điều 22 luật giám định tư pháp quy đinh:
Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
"1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định."
Khi yêu cầu giám định cho anh trai bạn, gia đình bạn phải thực hiện theo thủ tục sau:
Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
"1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
b) Nội dung yêu cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định."
Theo quy định trên thì nếu trong trường hợp anh trai bạn đã yêu cầu các Cơ quan tiến hành tố tụng giám định tỉ lệ thương tật cho mình, song phía Cơ quan tiến hành tố tụng lại không thực hiện thì hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày yêu cầu anh trai bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định tại các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật
Lưu ý: Văn bản yêu cầu giám định tư pháp của anh trai bạn phải có các nội dung sau đây: Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
- Thẩm quyền giám định tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.