Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?
18:01 15/05/2018
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự, Điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật
- Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?
- Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
Kiến thức của bạn:
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
1. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là gì?
Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là thủ tục rút ngắn về thời gian và thu gọn về thủ tục tố tụng đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm đối với vụ án khi có những điều kiện nhất định.
Thủ tục rút gọn có thể được áp dụng ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Khi có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. [caption id="attachment_90254" align="aligncenter" width="450"] Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự[/caption]
2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự như sau:
Điều 456. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
"1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo."
Như vậy, thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
+ Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang là người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
+ Người phạm tội tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng là sự việc phạm tội không có những tình tiết phải mất thời gian điều tra, xác minh; bị can, bị cáo đã nhận tội hoặc lời nhận tội của bị can, bị cáo phù hợp với các chứng cứ để xác định sự thật vụ án.
- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
Theo quy định của BLHS năm 2015, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.
- Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng
Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng là người phạm tội có nơi ở ổn định, đã được xác đinh và có lý lịch đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là rõ ràng, không mất thời gian để xác minh.
Tiếp theo, thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
- Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
Nếu vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có kháng cáo, kháng nghị tăng nặng hình phạt hoặc không cho bị cáo được hưởng án treo, thì không được xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn.
- Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Ai là người có quyền kháng cáo vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
- Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự
Để được tư vấn vấn chi tiết về Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn