• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền và nghĩa vụ của Điều tra viên trong tố tụng hình sự Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra....

  • Quyền và nghĩa vụ của Điều tra viên trong tố tụng hình sự
  • quyền và nghĩa vụ của điều tra viên
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền và nghĩa vụ của Điều tra viên trong tố tụng hình sự

Kiến thức của bạn:

     Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên trong tố tụng hình sự.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Tố tụng dân sự 2003
  • Thông tư 01/2006/TT-BCA
  • Thông tư 28/2014/TT-BCA

Nội dung tư vấn:

     Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

     Khi được phân công điều tra vụ án hình sự thì Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:      Theo điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình."

     Cụ thể như sau:

1. Lập hồ sơ vụ án hình sự.

2. Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

  • Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
  • Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án có quyền ký Phiếu yêu cầu trích xuất bị can đang bị tạm giam hoặc người đang bị tạm giữ trong trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ để thực hiện các biện pháp điều tra như hỏi cung, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra... hoặc lấy lời khai người bị tạm giữ. Nếu Điều tra viên thấy cần phải làm việc với các bị can, bị cáo của vụ án khác thì phải có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án đó.

    Khi Điều tra viên có Phiếu yêu cầu trích xuất và Quyết định phân công Điều tra viên thụ lý vụ án thì trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ phải trích xuất bị can đang bị tạm giam hoặc người đang bị tạm giữ, giao cho Điều tra viên để thực hiện các biện pháp điều tra như hỏi cung, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra, v. v... hoặc lấy lời khai người bị tạm giữ.
  • Khi tiến hành triệu tập để lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án hình sự thuộc các đối tượng như: Giám mục, Linh mục trong đạo Thiên chúa;....., Người có danh tiếng trong xã hội hoặc trong các dân tộc ít người;...... thì Điều tra viên phải cân nhắc cụ thể từng trường hợp để đề xuất Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án ký giấy triệu tập hoặc giấy mời đến trụ sở Cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc có thể lấy lời khai tại nơi ở, nơi làm việc.

3. Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;

  • Việc áp giải bị can tại ngoại hoặc dẫn giải người làm chứng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và rất dễ bị phản ứng. Vì vậy, Điều tra viên phải xem xét rất thận trọng; chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết để làm rõ các nội dung quan trọng của vụ án và trong các trường hợp họ cố tình vắng mặt không có lý do chính đáng.

4. Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

5. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

  • Trong khi chờ quy định mới của Bộ Công an về vấn đề này thì công tác khám nghiệm hiện trường vẫn được thực hiện theo Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA ngày 06 tháng 02 năm 2001 của Bộ Công an. Điều tra viên có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và chủ trì công tác khám nghiệm hiện trường và chịu trách nhiệm về công tác khám nghiệm hiện trường. Để công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi có hiệu quả, Cơ quan điều tra mời (hoặc trưng dụng) những người có kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi như cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, kỹ sư đường sắt, kỹ sư ngành hàng không v.v...
  • Đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án có thể trực tiếp chỉ đạo hoặc chủ trì công tác khám nghiệm hiện trường.

6. Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178