Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người
08:54 20/09/2019
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người..trình tự, thủ tục thi hành lệnh khám người..thẩm quyền ra quyết định khám người
- Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người
- Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁM NGƯỜI
Kiến thức cho bạn:
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về khám người
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Nội dung tư vấn: Theo quy định tại điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự:
Điều 140. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người
Thứ nhất, căn cứ tiến hành khám người
Điều 140 bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định các căn cứ khám người gồm có:
- Việc khám người chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Thứ hai, thẩm quyền ra lệnh khám người
Điều 141 quy định những người được quy định tại khoản 1, điều 80 có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Cụ thể:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành
Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2, điều 81 của bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trường hợp này, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nội dung cụ thể gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Thứ ba, trình tự tiến hành khám người
Điều 142 bộ luật tố tụng hình sự quy định việc khám người phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục sau đây:
- Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
- Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
- Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
Lưu ý: tại khoản 2, điều 142 bộ luật tố tụng hình sự có quy định việc khám người có thể được tiến hành mà không cần có lệnh, trong trường hợp nhất định, gồm:
- Bắt người
- Hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ
Thứ tư, việc khám người phải được lập thành biên bản theo quy định
Điều 148 bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định khi tiến hành khám người phải lập thành biên bản theo quy định tại điều 95 và điều 125 của bộ luật này.
Theo quy định tại “Điều 95: Biên bản” thì về mặt hình thức: mẫu biên bản phải được lập theo mẫu quy định thống nhất; về nội dung: biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ
Điều 125 quy định về “Biên bản điều tra” như sau:
- Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.
- Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
- Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng xác nhận.
- Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản
Đồng thời, nếu như người ra lệnh và người thi hành lệnh khám người trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 149 bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Một số bài cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:
Đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra
Khởi tố bị can theo pháp luật tố tụng hình sự
Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về khám người. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng.
Liên kết ngoài tham khảo: