• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự. Có thể vào một lúc nào đó trong cuộc sống, bạn nhận được giấy mời lên làm việc....

  • Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự
  • Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT GIẤY MỜI VÀ GIẤY TRIỆU TẬP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Kiến thức của bạn:        Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự. Kiến thức của luật sư: Căn cứ pháp lý:
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2003
  • Thông tư 01/2006/ TT-BCA (C11) Hướng dẫn một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Nội dung tư vấn: Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự.

     Có thể vào một lúc nào đó trong cuộc sống; bạn nhận được giấy mời lên làm việc hoặc tờ giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bạn thắc mắc liệu giấy mời và giấy triệu tập khác nhau ở chỗ nào? Phải làm gì khi nhận được giấy mời lên làm việc hay giấy triệu tập? Không đến theo giấy mời hoặc giấy triệu tập có bị làm sao không? Do đó, ở bài viết này chúng tôi sẽ tập trung làm rõ giúp bạn: “ Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự”;  từ đó giúp bạn đọc có được những nhận thức đúng đắn nhất về hai loại giấy trên và sẽ có những cách ứng xử hợp lý.

Tiêu chí

Giấy mời

Giấy triệu tập

Khái niệm

- Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án cơ quan tiến hành tố tụng nói chung mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc.

- Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự; cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. - Những người sẽ được nhận giấy triệu tập theo quy định của BLTTHS 2003 là: Bị can (Điều 49, BLTTHS); Bị cáo (Điều 50, BLTTHS), Người bị hại (Điều 51, BLTTHS); Nguyên đơn dân sự (Điều 52, BLTTHS); Bị đơn dân sự (Điều 53, BLTTHS); Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54, BLTTHS); Người làm chứng (Điều 55, BLTTHS); Người giám định (Điều 60, BLTTHS); Người phiên dịch (Điều 61, BLTTHS).  
Giai đoạn

Thường thì giấy mời được sử dụng trong giai đoạn chưa khởi tố vụ án hình sự.

Giấy triệu tập được sử dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án rồi. Bởi khi có quyết định khởi tố vụ án, tư cách của những người tham gia tố tụng mới được xác định.

Nội dung Giấy mời phải có tên người nhận, chỗ ở hoặc nơi làm việc của người nhận, thời gian, địa điểm, lý do mời và gặp ai. Thông thường, giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên; chỗ ở của người nhận; ngày; giờ; tháng; năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
Quyền của người nhận được giấy

Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời của Công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Hay có thể hiểu: Giấy mời không tạo ra nghĩa vụ phải đến. Người nhận được giấy mời có thể đến hoặc không đến.

-   Người nhận giấy triệu tập có quyền được biết Quyết định khởi tố vụ án Hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng. Người được triệu tập có quyền yêu cầu Công an cho xem Quyết định khởi tố vụ án Hình sự, thông báo rõ tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc.

-   Người nhận được giấy triệu tập phải có mặt trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng.

-   Trong trường hợp người nhận được giấy triệu tập không có mặt trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ trốn thì tùy đối tượng sẽ bị áp dụng những biện pháp khác nhau.

-   Ví dụ: Đối với bị can. Theo Điều 129, BLTTHS nếu như bị can vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải. Nếu bị can bỏ trốn thì có thể bị truy nã.

[caption id="attachment_44205" align="aligncenter" width="436"]phân biệt giấy mời và giấy triệu tập Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập[/caption]

     Ngoài ra, theo quy định của Thông tư 01/2006/ TT-BCA (C11) Hướng dẫn một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003; về vấn đề giấy triệu tập và giấy mời có quy định một số điểm chung về hai loại giấy này như sau.

     Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian; về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.

     Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

     Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về phân biệt giấy mời và giấy triệu tập trong tố tụng hình sự. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178