• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập của vụ án hình sự, Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc

  • Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập của vụ án hình sự
  • Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập

Câu hỏi của bạn:

    Thưa Luật sư, Tôi có thắc mắc mong Luật sư giúp. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về giấy triệu tập và giấy mời như thế nào. 

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập

Tiêu chí Giấy mời Giấy triệu tập
Cơ sở pháp lý      Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về giấy mời      Giấy triệu tập hiện nay được quy định rải rác trong Bộ luật tố tụng hình sự (tại các điều như: 60, 61, 62, 63...)
Khái niệm       Giấy mời được hiểu là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án) nói chung mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc.        Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các Cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án
Thẩm quyền ban hành       Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành.       Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm: Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát      Cũng tưng tự như giấy mời, giấy triệu tập cũng do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành.       Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm: Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát
Tính bắt buộc phải thi hành

     Như đã nói ở trên hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu. 

     Do đó, đối với giấy mời, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

     Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc với đơn vị đã gửi giấy mời để biết rõ được mình có liên quan như thế nào đến vụ việc/vụ án. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.  

     Khác với giấy mời, khi nhận được giấy triệu tập của phía các Cơ quan tiến hành tố tụng, người nhận được giấy triệu tập bắt buộc phải có mặt. Nếu như người nhận được giấy triệu tập cố tình không có mặt thì tùy từng trường hợp họ có thể bị áp giải hay dẫn giải.

[caption id="attachment_99579" align="aligncenter" width="385"]Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập Phân biệt giấy mời và giấy triệu tập[/caption]

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về phân biệt giấy mời và giấy triệu tập, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178