• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật về kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký: Kiện đòi tài sản là một trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu...

  • Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký theo quy định của pháp luật.
  • Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KIỆN ĐÒI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG ĐĂNG KÝ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.

Câu hỏi của bạn:

     Em có đứng tên cho bạn trai cũ để mua điện thoại trả góp, sau khi chia tay. Bạn trai cũ có trả được hai tháng và từ đó trở đi không đóng tiền. Nên em phải đóng bây giờ số tiền e đóng là hơn 7 tr. Vậy em có thể truy tố bạn trai cũ e về tội gì. Hiện tại chứng cứ bạn trai cũ nhờ em mua giùm thì không có, nhưng vẫn còn một số tin nhắn liên quan. Nếu em làm đơn kiện thì nên làm như thế nào. Em xin cảm ơn ạ.

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Trường hợp câu hỏi của bạn về tội trộm cắp tài sản của người khác chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký.

     Dựa và các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi đi là rõ một số vấn đề sau:

1.Quyền sở hữu và thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.

1.1. Quyền sở hữu.

    Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản của người khác như quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

1.2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.

     Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thực hiện theo pháp luật, nếu không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có quy định thì thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm tài sản được chuyển giao.

     Đối với trường hợp mua điện thoại trả góp của bạn thì đây là hợp đồng mua bán hàng hóa có sử dụng biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu. Tức là, trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ (Điều 331 Bộ luật dân sự năm 2015).

     Do đó, trong tình huống bạn là người đứng tên mua điện thoại trả góp cho người yêu thì lúc này bạn là chủ thể tham gia vào giao dịch mua bán, đồng thời là người có quyền sở hữu đối với chiếc điện thoại đó khi đã thanh toán đầy đủ số tiền đối với cửa hàng điện thoại. [caption id="attachment_52265" align="aligncenter" width="361"]Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký[/caption]

2.Kiện đòi tài sản là động sản không có đăng ký.

2.1. Động sản không có đăng ký.

     Dựa vào tính chất vật lý, sự dịch chuyển của các tài sản mà tài sản được chia làm hai loại là động sản và bất động sản. Có thể hiểu, tài sản động sản là những tài sản có thể di chuyển được từ nơi này đến nơi khác, từ chỗ này đến chỗ khác; Việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định cần có sự chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, chủ sở hữu phải đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản ấy như: Tài sản là nhà đất, xe máy, ô tô… Ngoài những loại tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu đó thì các tài sản khác không cần đăng ký quyền sở hữu.

     Như vậy, tài sản là động sản không có đăng ký là những tài sản có thể dịch chuyển được theo tính chất vật lý từ nơi này đến nơi khác và không cần xác nhận quyền sở hữu ở cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký.

     Đối với kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký thì Bộ luật dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu… có quyền kiện đòi lại tài sản là động sản không đăng ký từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản , người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

3. Tư vấn trường hợp kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký theo thông tin bạn cung cấp.

     Đối với trường hợp này không có dấu hiệu cấu thành tội phạm nên bạn có thể đòi lại tài sản của mình bằng 1 trong 2 cách sau đây:

3.1 Giải quyết theo thỏa thuận.

      Hai bên cần thỏa thuận và thống nhất về việc bạn trai của bạn trả lại số tiền 7 triệu (tương ứng với số tiền bạn trả các tháng tiếp theo) và tiếp tục sử dụng điện thoại theo đúng cam kết của hai bên lúc đầu là bạn chỉ đứng tên để mua điện thoại hộ cho bạn trai mình. Hoặc bạn có thể đòi chiếc điện thoại của bạn trai và thanh toán tiền lại cho bạn trai coi như là mình mua để mình sử dụng (số tiền này thường thấp hơn với số tiền bạn trai đã bỏ ra 2 tháng vì còn trừ cấu hao do sử dụng).

3.2. Kiện đòi tài sản.

      Nếu bạn trai bạn nhất quyết không trả lại thì bạn có thể kiện đòi lại tài sản là động sản không đăng ký (chiếc điện thoại) ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn trai bạn cư trú (Điểm a, khoản 1 Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Và phải có chứng cứ chắc chắn về việc bạn trai bạn nhờ bạn mua hộ điện thoại nhưng đã không thực hiện đúng cam kết lúc đầu là trả tiền cho bạn như tin nhắn (cần có người xác minh), có người làm chứng… thì mới nên kiện đòi tài sản.

Một số bài viết bạn có thể tham khảo.

     Để được tư vấn chi tiết về Kiện đòi tài sản là động sản không đăng ký theo quy định của pháp luật., quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178