Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
14:39 22/08/2019
Hoãn phiên tòa được hiểu là thời gian phiên tòa diễn ra đã được công bố nhưng vì những lý do được pháp luật quy định mà thời gian này được...
- Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
- Hoãn phiên tòa sơ thẩm
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về việc hoãn phiên tòa tòa sơ thẩm
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Nội dung kiến thức: Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.
-
Lý do hoãn phiên tòa
Hoãn phiên tòa được hiểu là thời gian phiên tòa diễn ra đã được công bố nhưng vì những lý do được pháp luật quy định mà thời gian này được lùi lại một khoảng thời gian nhất định.
Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định những lý do hoãn phiên tòa, cụ thể:
- Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết thay thế; thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tòa án tại phiên tòa.
Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tố tụng. Thẩm phán, Hội thẩm là những người trực tiếp xét xử các vụ án hình sự. Thư ký tòa án là người ghi chép lại diễn biến của phiên tòa. Đây là những người có chức năng và nhiệm vụ quan trọng, điều hành hoạt động và diễn biến của phiên tòa. Do đó, khi thay đổi những người tham gia tố tụng trên thì phải hoãn phiên tòa.
- Bị cáo vắng mặt tại phiên tòa và có lý do chính đáng.
Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Một trong số những quyền của bị cáo là được tham gia phiên tòa, được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa. Như vậy sự có mặt của bị cáo là quan trọng đối với việc diễn ra phiên tòa bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến diễn biến của phiên tòa mà còn liên quan đến quyền lợi trực tiếp của bị cáo. Nếu bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Trường hợp bị cáo vắng mặt, có lý do chính đáng và sự có mặt của bị cáo là thực sự cần thiết cho quyết định của tòa án thì ra quyết định hoãn phiên tòa. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa quy định cụ thể các lý do nào là lý do chính đáng, do đó, xét thấy cần thiết Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
- Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế.
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự. Quyền công tố ở đây có thể hiểu là việc định tội danh, cụ thể trong phiên tòa, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng trước Hội đồng xét xử, Bị cáo và toàn bộ những người có mặt tại phiên tòa. Nếu như không có Kiểm sát viên hay Kiểm sát viên bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì việc hoãn phiên tòa là điều tất yếu.
- Người bào chữa vắng mặt
Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa, nếu người bào chữa vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa mà họ thuộc một trong các trường hơp: truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa của họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
- Sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Trong trường hợp vắng mặt của những người trên, tùy trường hợp mà Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định cụ thể trường hợp nào được hoãn phiên tòa, trường hợp nào không nên trong thực tế Hội đồng xét xử dựa vào hiểu biết cũng như tình hình thực tế để quyết định. Đây chính là một hạn chế của Bộ luật 2003 đã được xem xét và có những sửa đổi trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Sự vắng mặt của người làm chứng.
Người làm chứng có mặt tại phiên tòa để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Những vấn đề quan trọng ở đây là những vấn đề có liên quan đến tình tiết quan trọng có ý nghĩa xác định tội danh của bị cáo, nếu thiếu những tình tiết này sẽ làm thay đổi tội phạm mà bị cáo thực hiện. Ví dụ: Trong vụ án cháy nhà kho đựng giấy của công ty X, Nguyễn Văn A là người làm chứng đã khai nhìn thấy Trần Xuân T sau khi hút thuốc cố tình ném mẩu thuốc đang cháy vào thùng đựng giấy chứ không phải thùng đựng rác ngay bên cạnh, dẫn đến cháy cả nhà kho. Lời khai của Nguyễn Văn A trong trường hợp này là quan trọng và cần thiết, nếu A vắng mặt tại phiên tòa, không chỉ ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.
- Sự vắng mặt của người giám định
Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp cần hoãn phiên tòa khi người giám định vắng mặt là trường hợp vụ án đó Cơ quan điều tra yêu cầu trưng cầu giám định và việc giám định đó có những kiến thức chuyên ngành mà cần phải giải thích. Thực tế cho thấy, việc xuất hiện của người giám định tại phiên tòa chưa được đề cao.
-
Thời hạn hoãn phiên tòa
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: