• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế, phạm vi, điều kiện, quy chế pháp lý đầu tư theo hình thức góp vốn,mua cổ phần,phần góp vốn

  • Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế
  • hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế

Kiến thức của bạn:      Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế. Kiến thức của luật sư:   Căn cứ pháp lý:  Nội dung tư vấn về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế:      Bên cạnh hình thức đầu tư thành lập mới tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư theo hình thức góp vốn vào các tổ chức kinh tế mới (nhưng không giữ vai trò thành lập) hoặc mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế đã thành lập hợp pháp và đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Có nghĩa, việc góp vốn, mua cổ phần diễn ra khi tổ chức kinh tế đã tồn tại. Việc góp vốn, mua cổ phần không nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp mà hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô (tăng vốn điều lệ) hoặc chỉ thay đổi nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế.      Với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư không tốn nhiều thời gian, công sức và tài chính để thành lập một tổ chức kinh tế mới mà chỉ cần bỏ một nguồn vốn nhất định là đã trở thành thành viên của công ty. Tư các thành viên đem lại cho nhà đầu tư quyền hưởng lợi nhuận và quyền quản lý (nếu sở hữu phần vốn góp đủ lớn) cùng với chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp trong tổ chức kinh tế. [caption id="attachment_89427" align="aligncenter" width="590"]hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế[/caption]

1. Về phạm vi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế:

     Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài không phân biệt đối xử được góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế sau:
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Hợp tác xã.

2. Về quy chế pháp lý đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế:

     Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, không phân biệt đối xử được thực hiện theo quy định chung tại Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có một số quy định riêng về hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp. Cụ thể, về hình thức góp vốn, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
Về hình thức mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo các hình thức sau:
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ coogn ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
3. Về điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế:
     Về điều kiện thì việc góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế tỷ lệ mua trong những trường hợp nhất định.
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
     Các hạn chế này tương tự như hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp đã được phân tích ở bài viết: Thủ tục thành lập Tổ chức kinh tế.      Để được tư vấn về hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Tổ chức kinh tế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!      Trân trọng./.   Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178