Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
00:39 21/08/2017
Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm. Quy định "Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người...
- Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
- Hành vi vượt quá của người thực hành
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Nội dung tư vấn: Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm.
BLHS 2015 quy định về Đồng phạm như sau: Điều 17. Đồng phạm"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu; cầm đầu; chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động; dụ dỗ; thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
1. Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm
"Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” là một quy định mới; mới được quy định trong BLHS 2015. Trước khi đi vào giải thích thế nào là hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm, bài viết: " Hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án đồng phạm" của chúng tôi sẽ giải thích giúp bạn thế nào là người thực hành trong vụ án đồng phạm.Theo quy định của pháp luật, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong vụ án đồng phạm, có thể xuất hiện người thực hành; người tổ chức; người xúi giục; người giúp sức. Trong đó; người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm và là người giữ vai trò quan trọng nhất trong một vụ án đồng phạm. Bởi lẽ hành vi mà họ trực tiếp thực hiện chính là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nếu không có người thực hành thì tội phạm thì mục đích tội phạm không được thực hiện.
Trong thực tiễn xét xử; việc người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu theo hai cách sau đây:
- Người thực hành tự mình thực hiện tội phạm: Là trường hợp người thực hành trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trường hợp này người thực hành có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội. Ví dụ: A và B hẹn nhau đi trộm cắp tài sản nhà ông T. Đúng 1 h sáng, A và B có mặt ở nhà ông T cùng cạy cửa và thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp này, A và B sẽ được coi là người thực hành.
- Người thực hành không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng sử dụng người không có năng lực nhận thức hoặc điều khiển hành vi; người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; lợi dụng sai lầm của người khác về những tình tiết khách quan của tội phạm hoặc người đó không có lỗi để gây ra hậu quả của tội phạm; sử dụng người khác gây thiệt hại bằng việc cưỡng bức; uy hiếp …làm người bị cưỡng bức hành động trong trạng thái có lý trí; sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của mình.
Một cách khái quát; hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn. Ví dụ:
- A ra lệnh B dùng gậy đánh gãy tay C. Do mâu thuẫn từ trước; trong lúc hành động; B đã đánh gãy chân C rồì đập liên tục vào đầu C khiến C chết.
- Lúc đầu chỉ bàn cướp nhưng khi thực hiện lại giết người; lúc đầu chỉ bàn đánh cho một trận nhưng khi thực hiện lại đánh rồi bắt cóc tống tiền...