Giao cấu với trẻ em chưa đủ 16 tuổi phạm tội gì theo quy định?
08:18 15/07/2019
Căn cứ theo bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 xử lý hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 16 tuổi , xử lý hình sự ,.... có con không nuôi dưỡng ..
- Giao cấu với trẻ em chưa đủ 16 tuổi phạm tội gì theo quy định?
- giao cấu với trẻ em chưa đủ 16 tuổi
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIAO CẤU VỚI TRẺ EM CHƯA ĐỦ 16 TUỔI PHẠM TỘI GÌ
Câu hỏi của bạn
Em sinh năm 1992 lây vợ sinh năm 2001 , chúng em vừa sinh một cháu trai ngày 25/12/2016 . Từ lúc sinh cháu ra em ko có trách nhiệm với đứa bé và mẹ đứa bé và trước đó cũng cùng năm 2016 em đã có hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Vợ em khởi kiện dính cả vụ lần trước thì em sẽ phải rơi vào khoản mấy và có trách nghiệm gì với đứa nhỏ và mẹ của bé.
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
- Nghị định 110/2013/NĐ- CP
Nội dung tư vấn Điều 8 BLHS 1999 quy định:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
-
Đối với hành vi không cấp dưỡng cho con cái.
Việc vợ bạn hiện tại đang làm thủ tục yêu cầu khởi kiện bạn không cấp dưỡng cho con, hiện tại thủ tục này đang được theo quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp tòa án ra quyết định bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng bạn không cấp dưỡng, nếu đầy đủ điều kiện thực hiện bạn có thể bị xử lý hành chính về hành vi không thực hiện công việc phải làm theo Khoản 3 điều 52, Nghị định 110/2013/NĐ- CP:
“ 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;”
Hoặc bị xử lý hình sự căn cứ theo điều 152 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
-
Về hành vi giao cấu với trẻ em
Đối với hành vi này, bạn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của điều 115 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
- Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
Để có thể khẳng định bạn vi phạm điều khoản nào, chúng tôi cần xem xét hồ sơ và các căn cứ khác. Chi tiết phân tích về tội giao cấu với trẻ em bạn vui lòng tham khảo bài viết: Tội giao cấu với trẻ em theo quy định BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
3. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái
Căn cứ theo điều 69, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.