Ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
13:47 20/06/2019
Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật được quy định tại điều 372 BLHS năm 2015 là hành vi lợi dụng quyền hạn chức vụ...
- Ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI ÉP BUỘC NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP LÀM TRÁI PHÁP LUẬT
Câu hỏi của bạn:
Quy định của pháp luật hình sự về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
4.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chủ thể của tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
Khách thể của tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Xâm phạm tính đúng đắn khách quan trong hoạt động tư pháp
Mặt khách quan của tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Hành vi: nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật
- Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Mặt chủ quan của tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Lỗi: cố ý
Hình phạt của tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật
- Khung 1: bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Khung 2: thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
- Khung 3: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
- Hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Để được tư vấn chi tiết về Ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết ngoài tham khảo: