Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không?
11:28 23/07/2019
Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không, Nước sôi phải được coi là hung khí, phương tiện nguy hiểm như Nghị Quyết 02/2003/NQ-HĐTP
- Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không?
- Dùng ấm nước sôi tạt vào người
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không?
Câu hỏi của bạn:
Kính thưa Luật sư, em muốn hỏi dùng ấm nước sôi tạt vào người, gây tỷ lệ thương tật là 12%, có phải hung khí nguy hiểm không?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS
Nội dung tư vấn:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
-
Thế nào là dùng hung khí nguy hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 104 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Theo Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì :
Dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công."
A. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
B. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
C. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...
2. Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không?
[caption id="attachment_16805" align="aligncenter" width="634"] Dùng ấm nước sôi tạt vào người có phải là hung khí nguy hiểm không?[/caption]
Như vậy, trong nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không có quy định cụ thể về trường hợp nước sôi. Tuy nhiên, khi đối chiếu khái niệm:
Để xác định nước sôi có phải là hung khí nguy hiểm hay không, cần làm rõ đặc tính
- Mức độ sôi của nước và của ấm đựng nước cụ thể ở nhiệt độ bao nhiêu, khả năng gây nguy hiểm thông thường như thế nào
- Hành vi của người phạm tội khi thực hiện có khả năng gây ra mức độ nguy hiểm như thế nào: người phạm tôi muốn dùng nước sôi gây bỏng da, hay muốn tạt vào mắt để dẫn đến mù lòa ...
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: