• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015. Với vai trò là một biện pháp ngăn chặn, tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh...

  • Điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015
  • Điểm mới về tạm giam
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỂM MỚI VỀ TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS 2015 Kiến thức của bạn:      Điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015 Kiến thức của luật sư: Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015

BLTTHS 2015 quy định về tạm giam như sau:      Điều 119. Tạm giam

     "1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

     2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

     3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

     4. Đối với bị can; bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu; người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can; bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

     5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh; quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam; đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam; Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

     6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam; chính quyền xã; phường; thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan; tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc; học tập biết."

     Với vai trò là một biện pháp ngăn chặn, tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm. Tuy nhiên, mang bản chất là một biện pháp hạn chế quyền tự do của con người nên việc hiểu rõ các quy định của pháp luật về tạm giam như: đối tượng bị tạm giam hay chủ thể có thẩm quyền tạm giam; nhằm đảm bảo không một công dân nào bị tạm giam trái pháp luật là vô cùng quan trọng. Về chế định này, BLTTHS 2015 đã có một số điểm mới về tạm giam như sau:

     Thứ nhất, về đối tượng tạm giam.

    Nhìn chung; cả hai bộ luật đều quy định bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; rất nghiêm trọng; nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đều có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam; tất nhiên phải phù hợp được những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, điểm khác nhau về đối tượng tạm giam ở hai bộ luật là ở chỗ:

     + Điểm mới về tạm giam đối với đối tượng là bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm

     BLTTHS 2003 quy định: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng; phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể: trốn hoặc cản trở việc điều tra; truy tố; xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam.

    Cùng về vấn đề này; BLTTHS 2015 đã cụ thể hóa thế nào là trường hợp có căn cứ cho rằng bị can; bị cáo cản trở việc điều tra; truy tố; xét xử; và thêm vào một số trường hợp mới. Cụ thể một số điểm mới đối với bị can; bị cáo thỏa mãn trường hợp này là:

  •  Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm
  •  Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can
  •  Bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn
  •  Có dấu hiệu tiếp tục phạm tội
[caption id="attachment_45150" align="aligncenter" width="315"]Điểm mới về tạm giam Điểm mới về tạm giam[/caption]

     Trường hợp bị can, bị cáo có "hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này" mà luật mô tả chính là cụ thể hóa của thuật ngữ cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử mà BLTTHS 2003 sử dụng.

     + Điểm mới về tạm giam đối với đối tượng là bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến hai năm. Đây là hoàn toàn là một trường hợp mới được quy định trong BLTTHS 2015. Trước đó, BLTTHS 2003 chỉ quy định bị can; bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định mức hình phạt trên 2 năm; có thỏa mãn một số trường hợp nhất định thì mới bị áp dụng biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 đã có quy định tạm giam đối với đối tượng là bị can bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt đến hai năm trong trường hợp họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. 

     + Điểm mới về tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng: Đối với trường hợp này; BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm điều kiện: bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội; không kể đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hay chưa.   

      Thứ hai, về chủ thể có thẩm quyền tạm giam.

     Khoản 1, Điều 113, BLTTHS 2015 quy định về chủ thể có thẩm quyền tạm giam như sau:

    "  Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử."

    Như vậy, về vấn đề này, điểm mới về tạm giam chính là đã loại bỏ Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử là chủ thể có thẩm quyền tạm giam.

     Thứ ba, về việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam. 

     BLTTHS 2015 quy định về việc chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

  • Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc; nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ; tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ; tạm giam.
  • Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ; lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.
  • Cơ quan ra quyết định tạm giữ; lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ; tạm giam biết việc chăm nom; chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

     Về quy định này, BLTTHS 2015 chỉ có một điểm mới về tạm giam. Đó là về quy định chăm sóc; nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ; tạm giam được tách ra riêng; thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Điều này có lợi cho người bị tạm giữ; tạm giam vì bảo đảm quyền lợi của con người bị tạm giữ, tạm giam hơn so với BLTTHS 2003.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Điểm mới về tạm giam theo BLTTHS 2015. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.       Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.      Trân trọng ./.      Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178