Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015
14:04 06/08/2017
Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015. Chế định tố cáo trong BLTTHS 2015 được quy định từ Điều 478 đến 483....
- Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015
- Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐIỂM MỚI VỀ TỐ CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS 2015
Kiến thức của bạn:
Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Nội dung tư vấn: Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015.
Chế định tố cáo trong BLTTHS 2015 được quy định từ Điều 478 đến 483. Theo đó, về chế định này, BLTTHS 2015 đã có những điểm mới mà bạn đọc cần nắm được. Trong bài viết " Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015", chúng tôi sẽ phân tích cho bạn đọc ba điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015 như sau:
Thứ nhất, thay đổi quy định về người có quyền tố cáo.
BLTTHS 2015 quy định về người có quyền tố cáo như sau:
Điều 478. Người có quyền tố cáo
"Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân."
Nổi bật nhất trong điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015 chính là quy định về người có quyền tố cáo. Nếu như BLTTHS 2003 quy định công dân có quyền tố cáo có nghĩa đã hạn chế quyền tố cáo của người nước ngoài; người không quốc tịch đối với hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan; tổ chức; cá nhân. Thì BLTTHS 2015 đã mở rộng thẩm quyền cho những người này cũng có quyền tố cáo. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm quyền tố cáo.
Thứ hai, quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Nếu như BLTTHS 2003 chỉ quy định chung chung rằng trong trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án Tòa án thì Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết; thì BLTTHS 2015 đã quy định rõ ràng hơn. Cụ thể như sau:
- Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
- Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét; giải quyết.
Thứ ba, về thời hạn giải quyết tố cáo.
BLTTHS 2015 quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
"Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo."
BLTTHS 2015 quy định rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo từ 60 ngày trong BLTTHS 2003 xuống còn 30 ngày. Từ không quá 90 ngày đối với các vụ việc phức tạp xuống còn không quá 60 ngày. Ngoài ra, BLTTHS 2015 cũng quy định cụ thể hơn về thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt, tạm giữ; tạm giam trong giai đoạn điều tra; truy tố. Theo đó tố cáo liên quan đến hành vi này phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét giải quyết trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về Điểm mới về tố cáo theo quy định của BLTTHS 2015. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng.
Liên kết ngoài tham khảo: