Điểm mới về bị hại theo BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003
23:41 27/08/2017
Điểm mới về bị hại theo BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003. BLTTHS năm 2015 đã có những điểm mới về bị hại so với BLTTHS 2003...
- Điểm mới về bị hại theo BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003
- Điểm mới về bị hại
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điểm mới về bị hại theo BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003
Kiến thức của bạn:
Biết được những thay đổi của BLTTHS 2015 về "Bị hại".
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Nội dung tư vấn: Điểm mới về bị hại theo BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003
BLTTHS năm 2015 đã có những điểm mới về bị hại so với BLTTHS 2003.
Thứ nhất, sử dụng thuật ngữ "bị hại" thay vì "người bị hại", mở rộng phạm vi điều chỉnh.
Điều 62, BLTTHS 2015 quy định về bị hại như sau: " Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra."
Điều 51, BLTTHS 2003 quy định về người bị hại như sau: " Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất; tinh thần; tài sản do tội phạm gây ra."
Như vậy có thể thấy rằng để được coi là người bị hại theo BLTTHS 2003 thì người bị hại phải là cá nhân; bị thiệt hại về thể chất; tinh thần; tài sản và phải do tội phạm trực tiếp gây ra. Tuy nhiên, với quy định của bị hại theo BLTTHS 2015; thì ngoài cá nhân có điều kiện như trên, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra cũng sẽ được coi là bị hại. Đây là một điểm mới về bị hại vô cùng tiêu biểu. [caption id="attachment_49323" align="aligncenter" width="397"] Điểm mới về bị hại[/caption]
Việc mở rộng phạm vi; coi cơ quan tổ chức cũng có thể được mang tư cách bị hại; có các quyền; nghĩa vụ; trách nhiệm của bị hại đã là một điểm mới về bị hại có bước tiến đáng kể. Theo BLTTHS 2003; cơ quan tổ chức bị thiệt hại dù sự thiệt hại này do tội phạm trực tiếp gây ra hay đây là thiệt hại gián tiếp thì cơ quan; tổ chức đó đều sẽ mang tư cách là nguyên đơn dân sự. Trong khi đó; xét trên thực tế, nếu một pháp nhân bị thiệt hại trực tiếp về tài sản do hành vi phạm tội của một chủ thể gây ra thì xét về bản chất họ cũng chính là: "người bị hại".
Do đó, việc coi họ là nguyên đơn dân sự trong khi xét về logic họ chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ tội phạm không khác gì "người bị hại" đã mang đến cho cơ quan, tổ chức những rắc rối nhất định. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTHS 2003, cơ quan tổ chức bị tội phạm xâm hại trực tiếp muốn tham gia tố tụng thì phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong khi nếu được xét với tư cách là người bị hại thì họ sẽ đương nhiên được tham gia tố tụng.
Như vậy, việc phải có đơn này còn mang tính chất khá khiên cưỡng. Hơn nữa, trong vai trò là nguyên đơn dân sự, thì cơ quan tổ chức cũng không có quyền kháng cáo bản án quyết định của Tòa án mà chỉ được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, bổ sung một số quyền mới của bị hại.
Đây cũng là điểm mới của Bị hại theo BLTTHS 2015. Theo đó BLTTHS 2015 đã quy định bị hại có thêm một số quyền sau đây:
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 62 BLTTHS;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá: Việc quy định quyền này cho bị hại một mặt nâng cao được tính chủ động của họ trong tố tụng, mặt khác việc được trình bày ý kiến về chứng cứ, hay việc yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá càng đảm báo được tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ.
- Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác; xem biên bản phiên tòa: Việc quy định quyền này cho bị hại đã làm tăng tính chủ động, nâng cao vị thế tố tụng của bị hại trong quá trình tham gia tố tụng nói chung và tham gia phiên tòa nói riêng. Đồng thời thông qua quyền này, bị hại có thể truy vấn những vấn đề mà bị hại đặt ra hoặc những nội dung, tình tiết của vụ án mà bị hại chưa hiểu, đảm bảo được tôt nhất lợi ích của bị hại.
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình: Trên thực tế, việc nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho bị hại đã được linh hoạt thực hiện trong quá trình xét xử. Nhưng về mặt quyền pháp lý thì BLTTHS 2015 mới chính thức quy định quyền này.
- Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa: Có nghĩa khi bị hại khi thấy bị đe dọa có thể chủ động yêu cầu để được cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm sự an toàn về thân thể và tài sản. Quy định này giúp đảm bảo được nguyên tắc bảo hộ tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; tài sản của công dân của TTHS. Tuy nhiên, xét thấy cần sớm ban hành ra văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về: Tính chất nguy hiểm của sự đe dọa, phải bị đe dọa đến mức độ nào thì cần có sự bảo vệ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay cách thức bảo vệ như thế nào.
Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về Điểm mới về Bị hại theo BLTTHS 2015. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng.
Liên kết ngoài tham khảo: