Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào?
09:31 27/07/2018
Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào?, Như vậy theo quy định trên khi người cá nhân hoặc tổ chức đã làm đơn kiến
- Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào?
- Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, Xin cho biết cách đây hơn 4 tháng tôi có bị Nguyễn Văn A hành hung để cướp tài sản của tôi, tôi đã làm đơn đề nghị cơ quan Công an khởi tố vụ án nhưng đã hơn 4 tháng trôi qua Công an vẫn không khởi tố vụ án. Vậy xin hỏi khi Công an không khởi tố vụ án thì tôi phải làm thế nào. Tôi cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về vấn đề cơ quan điều tra không khởi tố vụ án:
Tại khoản 1 điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
"Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận." [caption id="attachment_103594" align="aligncenter" width="450"] Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án [/caption]
Theo quy định trên khi nhận được thông tin tố giác, kiến nghị khởi tố của công dân hoặc tổ chức thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác tư, kiến nghị khởi tố thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Nếu chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng
Trên thực tế hiện nay, khi nhận được thông tin tố giác của cá nhân hoặc tổ chức, mặc dù sự việc có dấu hiệu của tội phạm song có những trường hợp đã hết thời hạn khởi tố vụ án mà Cơ quan điều tra vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp này Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
"Điều 161. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật;
c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;
d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này."
Như vậy, theo quy định trên khi cá nhân hoặc tổ chức đã làm đơn kiến nghị khởi tố mà đã hết thời hạn khởi tố vụ án nhưng Cơ quan điều tra vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án hoặc sự việc có dấu hiệu một vụ án hình sự mà bên Cơ quan điêu tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì cá nhân hoặc tổ chức đã làm đơn kiến nghị khởi tố có thể kiến nghị sự việc tới Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Nếu xét thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra là không có cơ sở thì Viện kiểm sát có thể ra quyết định hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra hoặc nếu như Cơ quan điều tra cố tình không khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát cũng có thể yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, sau khi nhận được văn bản kiến nghị của cá nhân hoặc tổ chức mà vẫn không thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật thì cá nhân hoặc tổ chức đã trình báo giải quyết vụ việc có thể tìm đến một công ty luật hoặc văn phòng luật gần nhất để nhận được sự giúp đỡ về mặt pháp lý của Luật sư.
Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Để được tư vấn về vấn đề cơ quan điều tra không khởi tố vụ án thì phải làm như thế nào quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900 6178 để được Luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.