Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật
14:49 15/07/2019
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo điều 370... theo đó bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý
- Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật
- Chuyển giao nghĩa vụ
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Câu hỏi của bạn:
Tôi có làm ăn với A và mua hàng ở cửa hàng của anh B ,sau đó A ôm tiền bỏ trốn do đó tiền nợ với cửa hàng chưa đc thanh toán hết là 110 triệu. Tiếp đến tôi có làm ăn với C, khi kết thúc công việc, tiền của tôi cô gái này giữ và nói tôi liên hệ với anh B để lấy, tôi còn thiếu tiền trong vụ làm ăn trước để lấy. 2 vụ làm ăn không liên quan đến nhau. B chỉ trả lại tôi 1 chút tiền phần lớn tiền hơn 60 triệu được trừ hết số tiền tôi còn nợ vào vụ làm ăn trước . Mọi thông tin chứng từ tôi còn giữ. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể kiện A, B, C tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? Nếu được thì thời gian để khởi kiện có bị mất hiệu lực sau 1 khoảng thời gian nếu tôi không khởi kiện k vì vụ làm ăn với bạn tôi vào năm 2013,vụ cô gái và con trai cửa hàng 2016
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn Khoản 1 Điều 370 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Đối với hành vi ôm tiền bỏ trốn của anh A.
Hành vi của A ôm tiền bỏ trốn sau khi mua hàng, để lại khoản nợ : hành vi này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009.
Chi tiết bài viết bạn có thể tham khảo tại đây:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản BLHS năm 1999 sửa đổi 2009
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009
Cách thức giải quyết:
Trong trường hợp này bạn có thể trình báo cơ quan công an quận huyện nơi xảy ra hành vi. Chi tiết về thủ tục tin báo, tố giác tội phạm bạn có thể tham khảo bài viết:
- Hành vi tự ý chuyển giao nghĩa vụ của C sang cho B
Theo như những gì bạn cung cấp thì hiện tại C đang có nghĩa vụ trả nợ cho bạn. căn cứ theo điều 370 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
- Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
- Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Như vậy, hành vi chuyển giao nghĩa vụ của C khi bạn không đồng ý là trái quy định pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ đối với bạn. Trong trường hợp C không đồng ý bạn có thể khởi kiện dân theo thủ tục dân sự.
Chi tiết về thủ tục khởi kiện dân sự, bạn có thể tham khảo bài viết
3. Về thời hiệu khởi kiện về hợp đồngGiữa bạn với cả A , B, C đều tồn tại hợp đồng dân sự, như vậy, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa giải quyết sẽ căn cứ theo điều 429 Bộ luật dân sự là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: