• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào? Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

  • Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?
  • Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Câu hỏi của bạn:

     Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: 

Nội dung tư vấn về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

     1. Khái niệm về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

     Biện pháp ngăn chặn là biện pháp do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị nghi là thực hiện tội phạm, bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn việc người đó bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ, gây khó khăn chi việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

     Biện pháp ngăn chặn là biện pháp màn tính chất phòng ngừa, không mang tính chất trừng trị. Mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc người bị nghi là thực hiện tội phạm (người bị nghi ngờ thực hiện tội phạm nhưng chưa bị khởi tố bị can), bị can, bị cáo bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

     2. Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 

     Theo quy định tại điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bao gồm:

  • Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
  • Biện pháp bắt bao gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nãn, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ;
  • Tạm giữ;
  • Tạm giam;
  • Bảo lĩnh; 
  • Đặt tiền để bảo đảm;
  • Cấm đi khỏi nơi cư trú;
  • Tạm hoãn xuất cảnh
[caption id="attachment_91588" align="aligncenter" width="479"]Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự[/caption]

     3. Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi nào?

     Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau: "1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh."

     Như vậy, theo quy định trên, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng khi có các căn cứ sau:

     Thứ nhất, để kịp thời ngăn chặn tội phạm.

     Căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm" để áp dụng các biện pháp ngăn chặn nay chỉ có thể được xác định khi có căn cứ chứng tỏ một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm và hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đó cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định tại khoản 2 điều 14 BLHS năm 2015 hoặc đang thực hiện tội phạm. 

     Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp này là cần thiết nhằm ngăn chặn tội phạm, không để tội phạm diễn ra hoặc tiếp tục diễn ra, có thể gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

     Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

     Có thể xác định căn cứ này dựa trên một số biểu hiện sau đây:

  • Người bị buộc tội trốn hoặc sẽ trốn khỏi nơi cư trú;
  • Người bị buộc tội nhiều lần không có mặt theo giấy triệu tâp của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng
  • Người bị buộc tội có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xíu giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
  • Người bị buôc tội có hành vi tiêu huỷ, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
  • Người bị buộc tội có hành vi đe doạ, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

     Thứ ba, khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội.

     Căn cứ này có thể được xác định dựa trên một số biểu hiện sau:

  • Người bị buộc tội tiếp tục có hành vi chuẩn bị phạm tội được quy định tại khoản 2 điều 14 BLHS năm 2015;
  • Người bị buộc tội có hành vi đe doạ gây thiẹt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại hoặc những người thân thích của những người đó.

     Thứ tư, để đảm bảo thi hành án.

     Căn cứ "để bảo đảm thi hành án" được xác định trên các căn cứ chứng tỏ nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì việc thi hành án sẽ gặp khó khăn. Việc xác định căn cứ này dựa trên một số biểu hiện sau đây:

  • Người bị buộc tội trốn hoặc sẽ có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Người bị buộc tội không có nơi cư trú rõ ràng;
  • Người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ có hành vi tẩu tán tài sản hoặc có hành vi chuẩn bị tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
  • Người bị buộc tội trước đó đã bị triệu tập nhiều lần nhưng không có mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng, bị Toà án tuyên hình phạt tù.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sựquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178