Bắt bị can bị cáo để tạm giam
15:20 21/08/2019
Đối tương bắt bị can bị cáo để tạm giam, thẩm quyền ra lệnh bắt, trình tự thủ tục và thời hạn tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015
- Bắt bị can bị cáo để tạm giam
- Bắt bị can bị cáo để tạm giam
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bắt bị can bị cáo để tạm giam
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho hỏi: "Bắt bị can bị cáo để tạm giam theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015 được thực hiện như thế nào?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
1. Đối tựng bị bắt để tạm giam
Theo quy định của pháp luật đối tượng bị bắt trong trường hợp này là: Bị can và Bị cáo
Bị can: là người hoặc pháp nhân đã bị ra quyết định khởi tố về hình sự (khoản 1 điều 60 BLTTHS 2015)
Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử (khoản 1 điều 61 BLTTHS 2015)
2. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo
Tại khoản 1 điều 113 BLTTHS 2015 quy đinh những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
[caption id="attachment_24334" align="aligncenter" width="518"] Bắt bị can bị cáo để tạm giam[/caption]
3. Trình tự thủ tục bắt bị can bị cáo để tạm giam
Lệnh bắt, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt.Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Lưu ý không được bắt người vào ban đêm.
4. Thời hạn bắt bị can bị cáo để tạm giam
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: