• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín..hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác..

  • Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác
  • Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI XÂM PHẠM BÍ MẬT HOẶC AN TOÀN THƯ TÍN ĐIỆN THOẠI ĐIỆN TÍN CỦA NGƯỜI KHÁC

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hình phạt đối với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác; tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín có được xin hưởng án treo không... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Nội dung điều luật quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác

     Điều 125 bộ luật hình sự quy định cụ thể về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác. Nội dung như sau:

     “Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

     1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

     a) Có tổ chức;

     b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

     c) Phạm tội nhiều lần;

     d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

     đ) Tái phạm.

     3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

2. Cấu thành tội phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác

2.1 Khách thể

     Hành vi của tội này xâm phạm tới quyền được bảo đảm bí mật và an toàn thư tín, điện báo, telex, fax của công dân được pháp luật bảo vệ.

     Đối tượng tác động của loại tội phạm này là thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính. Nếu đối tượng trên là của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì không thuộc phạm vi của tội này.

2.2 Chủ thể

     Chủ thể của tội này là người đạt độ tuổi do luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín

2.3 Mặt khách quan

     Tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín điện thoại điện báo của người khác được thể hiện dưới các  dạng hành vi khách quan sau:

  • Hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác…Hành vi này có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Người phạm tội có thể lén lút trộm cắp thư, điện báo, fax.. đang do người khác quản lí nhưng cũng có thể chiếm đoạt các đối tượng nói trên mà mình có trách nhiệm quản lí và phân phát.
  • Hành vi xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác bao gồm mọi hành vi trái pháp luật nhằm mục đích biết được nội dung cần được giữ kín của các loại thư, điện báo, điện thoại… của người khác. Ví dụ: cầm hộ thư của người khác nhưng bóc trộm ra xem; nghe trộm các cuộc nói chuyện bằng điện thoại…

     Lưu ý: Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu chủ thể đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi thuộc loại này mà họ đã thực hiện trước đó.

2.4 Mặt chủ quan

     Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

     Động cơ, mục đích phạm tội rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

3. Hình phạt của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín điện thoại điện tín của người khác

     Điều luật quy định 2 khung hình phạt

  • Khung hình phạt cơ bản: mức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
  • Khung tăng nặng: có mức phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm tới 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn…
  • Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 2 triệu tới 20 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm tới 5 năm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178