Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội theo quy định của pháp luật hiện hành
22:32 13/08/2017
Bạn có biết người truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội có thể bị xử phạt tù. Luật Toàn Quốc chia sẻ chi tiết về tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội theo quy định của pháp luật hiện hành ngay sau đây
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI KHÔNG CÓ TỘI
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn về tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội:
1. Hình phạt tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
Theo Điều 368 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội:
Thứ nhất, người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Đối với 02 người đến 05 người;
- Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Đối với 06 người trở lên;
- Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.
Thứ tư, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phân tích tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
Về khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; và có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.
Về chủ thể: Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” là chủ thể đặc biệt, là “người có thẩm quyền” thực hiện hành vi tố tụng hình sự là truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.
Về mặt khách quan: Trong trường hợp bình thường, hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người là hành vi của người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu của hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác liên quan làm căn cứ cho việc buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện. Đối với trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, các hoạt động mà người có thẩm quyền trong trường hợp này thực chất là những hành vi trái pháp luật, làm cho người không có tội phải chịu trách nhiệm hình sự một cách sai trái, vô lý.
Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu “biết rõ là không có tội” thể hiện sự nhận thức rõ của người phạm tội về hành vi của mình là trái pháp luật, không có căn cứ; đối tượng của hành vi là người không có tội, không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể có các động cơ khác nhau như tư thù, vụ lợi hoặc hống hách, coi thường pháp luật
Liên kết ngoài tham khảo: