Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
10:33 26/07/2017
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là vay mượn thuê tài sản của người...

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp luật hình sự
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Câu hỏi của bạn:
Tôi tên là C và đã được ông A là cán bộ Phòng tổ chức lao động của thành phố N giới thiệu về việc đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Vì muốn thoát nghèo nên tôi đã bảo con gái là cháu D đăng kí đi. ông B là cán bộ Phòng tiền lương lao động tỉnh H đã cùng hợp tác với ông A trong việc sắp xếp cho con gái tôi đi.
Tôi và ông A đã thỏa thuận với nhau khi nào cháu D đi được nước ngoài thì sẽ trả đủ 4000 USD, sự thỏa thuận đó có mặt cả ông B ở đó. Tôi đã gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A làm tin. Khi ông B đưa cháu D đi khám sức khỏe thì ông A có nói với tôi là phải đưa 5.000.000 đồng tiền đặt cọc nhưng lại viết giấy giấy biên nhận với nội dung vay tiền.
Một thời gian sau thì cháu D không muốn đi nước ngoài nữa nên tôi đã đòi lại ông A số tiền đó. Ông A có hứa và ghi giấy khất hiện hết lần này đến lần khác trả nhưng chưa thấy ông A trả. Vậy cho tôi hỏi tôi hỏi trong tình huống này tôi có kiện ông A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được không ?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi qua email- Phòng tư vấn pháp luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
"1.Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội được được quy định tại điều 168,169,170,171,172,173,174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tịnh không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bin phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bin phạt tù từ 05 đến 12 năm;
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến án ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4.Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản"
1. Khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả mặc dù có khả năng trả nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khả năng không trả được tài sản.
Theo đó, tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại điều 115 của Bộ luật hình sự năm 2015. Nhà làm luật đã quy định các dấu hiệu định danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.Từ đó xác định một người có phạm tội đó hay không. Tránh trường hợp “ hình sự hóa” các quan hệ dân sự mà lẽ ra họ chỉ là đối tượng thuộc các quan hệ dân sự, bị đơn của các vụ kiện dân sự.
2. Dấu hiệu cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.1 Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cũng giống như với tội xâm phạm sở hữu khác thì chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản ở khoản 3 đối với tội rất nghiêm trọng, khoản 4 đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi theo quy định tại khoản 2 điều 12 của Bộ luật hình sự thì theo khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định:
“ 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, căn cứ từng điều khoản cho thấy đối với người phạm tội thuộc khoản 3,4 thì chỉ cần xác định người phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên, còn đối với khoản 1, 2 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.
2.2 Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Khách thể của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là các quan hệ về mặt tài sản. Trong quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản nhà làm luật đã không quy định xâm phạm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Do vậy, sau khi người đó đã chiếm đoạt tài sản mà người đó mà người đó có hành vi chống trả gây thương tích, tổn hại về mặt sức khỏe cho người khác thì tùy từng trường hợp sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người...
2.3 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
a. Hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của BLHS năm 2015 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong số các hành vi sau:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tịnh không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Như vậy về hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ta thấy người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội để chiếm đoạt tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê, thuê tài sản sau đó dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản trong tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản đó
Khác với tội cướp tài sản thì sau khi chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội mới thực hiện thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý. Trong trường hợp người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản mà lại bỏ trốn hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả được tài sản thì cũng phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.
b. Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của BLHS năm 2015 thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành khi tài sản bị chiếm đoạt có trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội được được quy định tại điều 168,169,170,171,172,173,174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Ở đây phương tiện kiếm sống chính được hiểu là nguồn lực chủ yếu giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình. Ví dụ :chiếc xe máy cũ, có giá trị nhỏ nhưng nó lại là phương tiện kiếm sống chính của gia đình. Ngoài tài sản đó không còn tài sản nào có giá trị cao hơn và giúp họ kiếm sống.
Tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần có thể được hiểu là tuy tài sản có giá trị nhỏ nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt về mặt tinh thần đối với họ.Ví dụ: đồ thờ cúng, kỷ vật, thú cưng... có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần. Tuy nhiên khi áp dụng quy định này trong thực tế nhiều trường hợp rất khó khăn. Bởi tâm lý chung của người bị hại đều mong muốn xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội. Do đó việc xem xét áp dụng quy định này cần cân nhắc để xét xử một các khách quan, toàn diện.
2.4 Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
a. Lỗi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Lỗi của người phạm tội đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý. Người phạm tội đã biết việc thực hiện hành vi của mình là sai nhưng vẫn thực hiện với động cơ nhằm chiếm đoạt tài sản.
b. Mục đích của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như vậy từ việc phân tích cấu thành tội phạm ở trên ông A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.