So sánh tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
15:57 03/07/2018
So sánh tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tội tham ô tài sản được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
- So sánh tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho tôi hỏi: Tội tham ô tài sản giống và khác gì so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Khái niệm về tham ô tài sản
Tội tham ô tài sản được quy định tại điều 353 Bộ luật hình sự 2015 là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Khái niệm về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 là hành vi của người phạm tội thông qua một hợp đồng dân sự hợp pháp rồi dùng một trong các thủ đoạn sau để chiếm đoạt tài sản: gian dối, bỏ trốn, mặc dùng có tài sản để trả lại tài sản song cố tình không trả hay dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản
3. Điểm giống nhau của 2 tội
- Cả hai đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi
4. Điểm khác nhau của 2 tội
Tiêu chí | Tội tham ô tài sản | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Vị trí | Thuộc chương Các tội phạm về chức vụ | Thuộc chương Các tội xâm phạm sở hữu |
Chủ thể | Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt. | Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. |
Đối tượng tác động |
Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lí | Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước. |
Dấu hiệu phạm tội |
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí thành tài sản cá nhân, làm mất đi một khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí. | Lợi dụng lòng tin của người khác để vay, mượn, thuê tài sản. Sau đó, sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản và sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. |
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt |
Giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng | Giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng. |
Bài viết tham khảo:
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Làm sao để lấy lại được tài sản khi bị người khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
Để được tư vấn vấn chi tiết về tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.