• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp nhân thương mại buôn lậu thì bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động

  • Pháp nhân thương mại buôn lậu thì bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
  • Pháp nhân thương mại buôn lậu
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Pháp nhân thương mại buôn lậu

Câu hỏi của bạn:

    Thưa Luật sư, Xin cho biết pháp nhân thương mại buôn lậu thì bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Tôi cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề pháp nhân thương mại buôn lậu:

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về việc pháp nhân thương mại buôn lậu sẽ bị xử lý như sau:

Điều 188. Tội buôn lậu

"...6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm." [caption id="attachment_102190" align="aligncenter" width="357"]Pháp nhân thương mại buôn lậu Pháp nhân thương mại buôn lậu[/caption]

1. Cấu thành tội buôn lậu

a.  Mặt khách quan

  •  Về hành vi:

    Pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

     Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan. Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là buôn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.

     Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trôn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

     Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép. Một lưu ý là đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

     Trường hợp dưới 100.000.000 đồng (Bằng chữ: một trăm triệu đồng) thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau: vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buốn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giông cây trồng, kinh doanh trái phép; đầu cơ; trôn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự: Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …

     Đồng thời cho đến thời điểm có hành vi buôn lậu bị phát hiện thì vẫn chưa được xoá án tích đối với việc phạm các tội nêu trên mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không phải thuộc các trường hợp quy định tại các điều sau đây: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý …

     Đối với hàng cấm thì phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và một trong các hành vi quy định tại các điều trên hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các điều như nêu cụ thể ở trên.

     Đối với vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì điều luật không quy định cụ thể mức tối thiểu giá trị vật phạm pháp, vì những vật phẩm loại này chứa đựng những giá trị tinh thần (vô giá) mà không thể tính được bằng tiền.

b. Khách thể: Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

c. Mặt chủ quan: Pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

d. Chủ thể: Chủ thể phạm tội trong trường hợp này là pháp nhân thương mại

2. Hình phạt khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi buôn lậu

     - Pháp nhân thương mại mà thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 điều 188 với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

     - Nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

     - Nếu phạm tội thuộc một trong các trường sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

     - Nếu phạm tội thuộc các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  •  Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

     - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

     -  Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

     Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn về vấn đề pháp nhân thương mại buôn lậu thì bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900 6178 để được Luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178