• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt tố cáo và tố giác theo quy định của pháp luật, Khái niệm tố cáo và tố giác là gì? Hai khái niệm này có gì khác nhau không?

  • Phân biệt tố cáo và tố giác theo quy định của pháp luật
  • Phân biệt tố cáo và tố giác
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt tố cáo và tố giác

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc: Khái niệm tố cáo và tố giác là gì? Hai khái niệm này có gì khác nhau không? Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: phân biệt tố cáo và tố giác

1. Tố cáo là gì?

     Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, tố cáo là: "vạch trần hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm quyền hoặc trước dư luận" .

     Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo là: "việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."

     Như vậy, tố cáo là việc công dân báo tin về mọi hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết những vi phạm này có thể là vi phạm pháp luật về hành chính, dân sự… và mỗi lĩnh vực có trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác nhau. Riêng đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự (khoản 3 Điều 31 Luật Tố cáo).

2. Tố giác là gì?

     Theo khoản 1, Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự, tố giác là: "Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền."

     Như vậy, tố giác là việc cá nhân bằng lời nói hoặc văn bản tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi mà mình phát hiện có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Thông thường tố giác thường hướng đến hành vi hoặc đối tượng phạm tội cụ thể. Tùy vào tính chất và mức độ cụ thể của vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. [caption id="attachment_103959" align="aligncenter" width="307"]Phân biệt tố cáo và tố giác Phân biệt tố cáo và tố giác[/caption]

3. Phân biệt tố cáo và tố giác
Tiêu chí Tố cáo Tố giác
Khái niệm
  • Có thể tố cáo ở nhiều hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Có thể nói, khái niệm tố cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo Bộ luật Tố tụng hình sự
  • Tố cáo là quyền của công dân. Công dân có quyền quyết định việc mình sẽ tố cáo hay không một hành vi vi phạm pháp luật
  • Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
 
  • Tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự
  • Tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân bắt buộc phải tố giác nếu đã biết rõ về một tội phạm đang chuẩn bị hoặc đã được thực hiện và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: "Không tố giác tội phạm” theo quy định của Bộ luật Hình sự, nếu biết mà không tố giác tội phạm
  • Tố giác tội phạm trong một số trường hợp phát sinh quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm tội phạm xảy ra (trường hợp phạm tội không tố giác tội phạm)
Chủ thể
  •  Chủ thể tố cáo là cá nhân, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, người bị tố cáo cũng phải có tên tuổi, địa chỉ, nội dung tố cáo phải chỉ rõ hành vi bị tố cáo. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
  • Chủ thể của tố giác là cá nhân, chủ thể này cho rằng có một sự kiện vi phạm pháp luật đã hoặc sẽ xảy ra ngoài xã hội có dấu hiệu tội phạm, là một hình thức cung cấp nguồn tin, dấu hiệu hay sự việc vi phạm pháp luật bằng cách báo cho cơ quan Nhà nước xem xét, làm rõ. Tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản hành vi bị tố giác tội phạm phải được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Đối tượng 
  • Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm
  • Đối tượng của tố giác về tội phạm chỉ có hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm
Thời hạn giải quyết
  • Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày
  • Về thời hạn giải quyết tố giác, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng).
Hệ quả pháp lý
  • Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý theo pháp luật nào
  • Tố giác tội phạm trong một số trường hợp phát sinh quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo Bộ luật Hình sự

      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Phân biệt tố cáo và tố giác quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178