Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
17:24 26/07/2017
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nguyên tắc suy đoán vô tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam
- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Nguyên tắc suy đoán vô tội
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc suy đoán vô tội như sau:
Điều 13. Suy đoán vô tội
"Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội"
Nguyên tắc này đã được công nhận trong tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc, đó là:“Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”. Pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận nguyên tắc trên và coi nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự của quốc gia mình.
Nguyên tắc suy đoán vô tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam ra nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982. Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi và cơ bản nhất của Pháp luật tố tụng hình sự nước ta, nó thể hiện nhà nước luôn coi trọng và bảo vệ quyền con người quyền công dân. [caption id="attachment_42842" align="aligncenter" width="493"] Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015[/caption]
1. Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Thứ nhất, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật
Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) quy định. Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy tố, truy tố bằng bản cáo trạng và tiến hành xét xử, điều tra công khai tại phiên tòa.
Nếu có căn cứ để kết tội thì Tòa án sẽ ra bản án kết tội. Một người chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tức là bản án của tòa án đã tuyên đối với người này là có tội và bản án đó không bị kháng cáo khàng nghị, không có căn cứ để giá đốc thẩm hay tái thẩm bản án.
Thứ hai, người bị tình nghi, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tại Điều 10 của Bộ luật TTHS quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Thứ ba, mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ
2. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội đáp ứng yêu cầu chứng minh
Chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động cực kỳ phức tạp, không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn cả những yếu tố tâm lý của người phạm tội. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người.
Do đó, nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đoán có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể. Việc định kiến người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội. Lúc đó, có bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp được toàn bộ.
Thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo.
Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền.
Suy đoán vô tội còn đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là Nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố, xét xử hùng mạnh được hậu thuẫn bằng quyền lực Nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Như vậy, không chỉ là quyền của người bị buộc tội, nghĩa vụ của bên buộc tội, thể hiện giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người, suy đoán vô tội còn phù hợp với quy luật của nhận thức trong tố tụng hình sự
Để được tư vấn chi tiết về Nguyên tắc suy đoán vô tội, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết ngoài tham khảo: