• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS 2015, Thực tế của công tác đấu tranh tội phạm cho thấy tuy BLTTHS 2003 chưa coi...

  • Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS 2015
  • Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 NGUỒN CHỨNG CỨ LÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ THEO BLTTHS 2015.

Kiến thức của bạn:

     Biết được quy định của pháp luật về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS 2015.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS 2015.

BLTTHS 2015 quy định về nguồn chứng cứ và dữ liệu điện tử như sau:

     Điều 87. Nguồn chứng cứ

     "1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

     a) Vật chứng;

     b) Lời khai. Lời trình bày;

     c) Dữ liệu điện tử;

     d) Kết luận giám định. Định giá tài sản;

     đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố. Điều tra. Truy tố. Xét xử. Thi hành án;

     e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

     g) Các tài liệu, đồ vật khác.

     2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."

     Điều 99. Dữ liệu điện tử

    "1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

     2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

     3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác."

     1. Thế nào là nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử theo BLTTHS 2015.

     Về bản chất, dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Các đối tượng phạm tội thông qua hoạt động phạm tội của mình đã để lại những dấu vết dưới dạng “dữ liệu điện tử” trên các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩa quang, email, website, account... Ngoài các phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử cũng được thu thập từ mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

     Ví dụ: Mọi thông tin giao dịch giữa anh A với ngân hàng, xác nhận tài khoản Facebook, Viber, các thông tin nhạy cảm về quan hệ nam nữ, giao dịch kinh doanh đều bị công ty B nắm bắt thông qua website có chứa mã độc của công ty. Trong trường hợp này, dữ liệu điện tử có thể hiểu là những thông tin riêng tư của anh A đã được lưu trong máy của công ty B. Nội dung thông tin được phản ánh trong dữ liệu này hoàn toàn có giá trị chứng minh tội phạm.

     Ngoài ra, mã độc xâm phạm vào thiết bị của anh A cũng có thể coi dữ liệu điện tử. Những thông tin trong dữ liệu điện tử hoàn toàn có thể trở thành chứng cứ buộc tội công ty B về tội “Xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”. [caption id="attachment_42173" align="aligncenter" width="408"]Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử[/caption]

     Dễ thấy, xuất phát từ đặc điểm "điện tử" nên dữ liệu điện tử sẽ khác so với các nguồn chứng cứ truyền thống. Nó sẽ rất dễ bị tác động, bị xóa hoặc thay đổi trong quá trình lưu trữ, truyền tải, sao chép..., bởi các tác nhân như virus, dung lượng bộ nhớ hay do chính con người tạo ra.

     Chính vì vậy, BLTTHS quy định giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Ngoài ra, để được coi là nguồn chứng cứ, dữ liệu điện tử phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

     2. Ý nghĩa của quy định nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử.

     Thực tế của công tác đấu tranh tội phạm cho thấy, tuy BLTTHS 2003 chưa coi dữ liệu điện tử là một nguồn của chứng cứ song vai trò của chứng cứ từ nguồn này lại ngày càng trở nên có ý nghĩa, nhất là với sự phát triển của khoa học, công nghệ như ngày nay. Tội phạm xâm phạm an ninh mạng ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập mạng, lấy cắp, phá hoại dữ liệu, đưa thông tin nhạy cảm trái phép lên mạng, gian lận thẻ ngân hàng, lừa đảo qua mạng... đang ngày càng trở nên phổ biến.

     Do đó, việc bổ sung dữ liệu điện tử làm chứng cứ đã là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên để quy định này thực sự đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả, các nhà làm luật cần phải tính đến nhiều vấn đề phát sinh từ liên quan bảo quản, thu thập, thu giữ đến hoạt động giám định viên về dữ liệu điện tử.

      Để được tư vấn chi tiết về Nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178