Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
08:46 17/03/2022
Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam..thẩm quyền, trình tự khi người thi hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- Người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI CÓ QUYỀN RA LỆNH BẮT BỊ CAN, BỊ CÁO ĐỂ TẠM GIAM
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp đó là: quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Bị can, bị cáo là gì? Quyền của bị can, bị cáo
1.1 Bị can và quyền của bị can
Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
Bị can có quyền sau đây:
- Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
- Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
- Trình bày lời khai;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
- Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
- Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
1.2 Bị cáo và quyền của bị cáo
Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
Bị cáo có quyền:
- Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Tham gia phiên toà;
- Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
- Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
- Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;
- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
2. Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Thứ nhất, người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự
- Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 1, điều 80 những người có quyền ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam là những người tiến hành tố tụng, tuy nhiên, chỉ có những người tiến hành tố tụng được quy định mới có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Cụ thể như sau:
Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
- Cần lưu ý: đối với trường hợp người ra lệnh bắt bị can, bị cáo là thủ trường, phó thủ trường cơ quan điều tra các cấp khi ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Những người tiến hành tố tụng còn lại khi ra lệnh bắt bị can, bị cáo thì không cần có sự phê duyệt của viện kiểm sát cùng cấp.
- Không được tự ý bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi chưa có lệnh bắt được lập thành văn bản.
- Nội dung lệnh bắt phải ghi rõ: ngày tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh bắt; địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt.
- Lệnh bắt bắt buộc phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Thứ hai, thông báo về việc bắt
Theo quy định tại điều 85 bộ luật tố tụng hình sự, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho người, tổ chức sau khi tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- Gia đình bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam
- Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú.
- Cơ quan, tổ chức nơi bị can, bị cáo làm việc.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: nếu việc thông báo làm ảnh rng, cản trở đến việc điều tra, thì hiện tại ngay lúc bị cản trở sẽ không cần phải thông báo nhưng sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho người, tổ chức được quy định ở trên.
Thứ ba, thủ tục khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2, 3 điều 80 quy định khi tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam người thi hành lệnh phải tiến hành các công việc sau:
- Người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt.
- Việc bắt người phải được lập thành biên bản.
- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Nếu bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
- Nếu bắt người tại nơi người đó làm việc thì bắt buộc phải có đại diện cơ quan nơi người đó làm việc chứng kiến.
- Chỉ được bắt người vào ban đêm nếu như người bị bắt phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã hoặc bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, không được phép bắt người vào ban đêm.
Thứ tư, những điểm cần lưu ý trong biên bản về việc bắt người
Nội dung cụ thể được quy định tại điều 84 bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trong đó gồm những nội dung sau:
Mọi trường hợp khi tiến hành bắt người đều phải lập thành biên bản.
- Nội dung biên bản phải gồm có các nội dung: ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
- Biên bản về việc bắt người bắt buộc phải đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe.
- Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận cũng phải lập thành biên bản.
- Nội dung, cách thức, trình tự giống như quy định chung như trên.
- Ngoài ra, riêng với trường hợp này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khỏe của người bị bắt và mọi tình tiết lúc giao nhận.
Một số bài cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:
- Tạm giam và thời hạn tạm giam
- Tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự
- Khởi tố bị can theo pháp luật tố tụng hình sự
- Căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giame mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.