Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc thành lập Ban kiểm soát. Bài viết này sẽ phân tích những quy định liên quan đến việc thành lập Ban kiểm soát và những hình phạt mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi bỏ qua bước quan trọng này.
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký có bị phạt không?
17:36 23/05/2024
Cần phải đáp ứng một số điều kiện để được thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều người vì không đáp ứng đủ điều kiện nên thành lập nên hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký. Vậy hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký có bị phạt không?
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký có bị phạt không?
- hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký có bị phạt không
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp là như thế nào?
Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh doanh, có các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch, có có tên riêng, có tài sản, có trụ sở hoạt động. Để được hoạt động dưới danh nghĩa là doanh nghiệp, doanh nghiệp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và được sự cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư. Từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ với mục đích sinh lợi nhuận. Với mục đích cao nhất của một doanh nghiệp chính là đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
2. Vì sao cần đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng vì nó sẽ mang lại lợi ích cho chính chủ doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tập thể sáng lập nên doanh nghiệp sẽ có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi thành lập doanh nghiệp sẽ có được những ưu đãi và các quyền theo quy định của pháp luật.
Khi doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập đúng theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ trước những sai phạm của cổ đông, nhà đầu tư, hay người lao động do luật đã quy định rất rõ những vấn đề này.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không đăng ký có bị phạt không?
Việc hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nhưng không có giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của khoản 4 và khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP:
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
…
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Như vậy, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi 1. Chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp là bao nhiêu?
Khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành nộp một số khoản lệ phí cho cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
-
Phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 50.000 đồng được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, ngoài ra miễn lệ phí đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng điện tử
-
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.
Lưu ý: Đối với phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Câu hỏi 2. Vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc:
-
Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
-
Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…
Bài viết cùng chuyên mục: