Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015
10:13 12/10/2017
Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015, Trong trường hợp Tòa án phát hiện bị cáo phạm tội danh nặng
- Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015
- Giới hạn của việc xét xử
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015
Kiến thức của bạn:
Chào luật sư. Tôi có một câu hỏi mong luật sư giúp đỡ
Xin luật sư cho biết giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015. Tôi xin cảm ơn
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự sơ thẩm theo quy định của BLTTHS 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử vụ án hình sự như sau:
Điều 298. Giới hạn của việc xét xử
"1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó." [caption id="attachment_56097" align="aligncenter" width="369"] Giới hạn của việc xét xử[/caption]
1. Giới hạn của việc xét xử là gì ?
Trước hết, có thể hiểu giới hạn xét xử là phạm vi, mức độ nhất định mà Toà án không thể hoặc không được vượt qua. Nói cách khác giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi những bị cáo, những hành vi mà HĐXX được xét xử tại phiên tòa theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã ra quyết định xét xử.
Như vậy, phạm vi này không phải là vô hạn, Tòa án không thể xét xử bất kì người nào, bất kì hành vi nào theo nhận định chủ quan của mình mà phạm vi này được hạn chế là những người và những hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố trong bản cáo trạng và Thẩm phán được phân công phụ trách vụ án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quy định giới hạn xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự là đảm bảo tính xác định và định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử, đặc biệt là xác định giới hạn cho Toà án trong việc thực hiện quyền hạn của mình trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Giới hạn của việc xét xử của Tòa án được quy định như thế nào ?
Theo quy định này thì Tòa án không được xét xử người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố; hoặc xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Nếu qua xét xử, Tòa án phát hiện còn có người khác phạm tội hoặc tội phạm khác của bị cáo chưa được truy tố thì Tòa án có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm mới và giao cho Viện kiểm sát quyết định điều tra.
Trong trường hợp Tòa án phát hiện bị cáo phạm tội danh nặng hơn thì Toà án ra quyết định điều tra bổ sung theo tội danh nặng hơn, đề nghị Viện kiểm sát thay đổi tội danh đã truy tố. Nếu Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi tội danh và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn quyết định xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Tòa án không được xử theo tội danh nặng hơn đối với một tội phạm, nhưng Tòa án có quyền xử theo khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khi khung hình phạt đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nếu qua xét xử Tòa án thấy cần đổi tội danh thì Hội đồng xét xử chỉ có thể đổi tội danh nhẹ hơn hoặc thay đổi tội danh có khung hình phạt tương đương với tội phạm đã bị truy tố.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài sau:
- Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS năm 2015
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn