• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điểm mới về bảo quản vật chứng theo BLTTHS 2015. BLTTHS 2015 quy định về bảo quản vật chứng như sau Điều 90. Bảo quản vật chứng

  • Điểm mới về bảo quản vật chứng theo BLTTHS 2015
  • Bảo quản vật chứng
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 ĐIỂM MỚI VỀ BẢO QUẢN VẬT CHỨNG THEO BLTTHS 2015

Kiến thức của bạn:

    Biết được những thay đổi của BLTTHS 2015 về chế định Bao quản vật chứng.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Điểm mới về bảo quản vật chứng theo BLTTHS 2015.

BLTTHS 2015 quy định về bảo quản vật chứng như sau:

Điều 90. Bảo quản vật chứng

     "1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

     a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

     b) Vật chứng là tiền; vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ; chất nổ; chất cháy; chất độc; chất phóng xạ; vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền; vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này. Vật chứng là vi khuẩn nguy hại; bộ phận cơ thể người; mẫu mô; mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;

     c) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

     d) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;

     đ) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

     2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng. Phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép. Chuyển nhượng. Đánh tráo. Cất giấu. Hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

     Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật."

     1. Bảo quản vật chứng là gì?

     Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

     Như vậy có thể hiểu bảo quản vật chứng chính là việc việc cất giữ, bảo vệ đối với vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn của chúng; tránh cho vật chứng biến đổi về hình thức. Giúp đảm bảo được chứng cứ thu thập được là khách quan và chính xác; phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự.

     Rõ thấy, vật chứng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tìm ra được sự thật khách quan của vụ án. Trong mỗi giai đoạn, vật chứng lại được các cơ quan, người tiến hành tố tụng khác nhau kiểm tra, đánh giá. Do đó việc bảo quản vật chứng nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của vật chứng đối với tội phạm và người phạm tội, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, tránh gây những lãng phí, thiệt hại không đáng có là vấn đề vô cùng cần thiết. [caption id="attachment_43372" align="aligncenter" width="288"]Bảo quản vật chứng Bảo quản vật chứng[/caption]

     2. Điểm mới về Bảo quản vật chứng theo quy định của BLTTHS 2015.

    Về cơ bản, quy định về Bảo quản vật chứng theo quy định của BLTTHS 2015 vẫn khá giống với Bảo quản vật chứng theo quy định của BLTTHS 2003. Tuy nhiên, vẫn phải ghi nhận rằng, BLTTHS 2015 đã có thêm hai điểm mới khá nổi bật về vấn đề này:

     Thứ nhất, bổ sung quy định bảo quản đối với vật chứng là tiền vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm lưu dấu vết của tội phạm. Đây hoàn toàn là một điểm mới về bảo quản vật chứng theo quy định của BLTTHS 2015. Theo quy định của BLTTHS 2003, không có sự phân biệt giữa vật chứng là tiền; vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ với tiền vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ lưu dấu vết tội phạm. Mà tất cả vật chứng thuộc loại này đều được chuyển ngay và bảo quản tại ngân hàng sau khi tiến hành giám định.

     Xét thấy việc vật chứng mang dấu vết của tội phạm mà cách thức bảo quản cũng như vật chứng thông thường là điều chưa được hợp lý.

    Bởi mỗi dấu vết hình sự là một phần của sự thật về các vụ phạm tội. Là những nhân chứng câm của các vụ án. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin về chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Việc chỉ tiến hành giám định; sau đó bảo quản tại ngân hàng có thể gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền nếu kết quả giám định dấu vết ban đầu có sai sót, lúc này việc giám định lại hay muốn khai thác thêm về dấu vết tội phạm là vấn đề dường như bất khả thi.

     Chính vì lẽ đó, BLTTHS 2015 đã có cách bảo quản vật chứng mang dấu vết tội phạm mà chúng tôi cho rằng rất hợp lý. Đó là với vật chứng là tiền; vàng; bạc; kim khí quý; đá quý; đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì sẽ tiến hành niêm phong.

     Thứ hai, bổ sung thêm cách bảo quản đối với vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người. Dễ thấy, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng với sự phức tạp và tinh vi khủng khiếp. Cùng với đó những vật chứng thu được ngày càng trở nên đa dạng và đòi hỏi những cách bảo quản vật chứng phù hợp. Vật chứng là vi khuẩn gây hại; mẫu mô; mẫu máu và các mẫu vật khác;... không được BLTTHS 2003 quy định trực tiếp. Như vậy, việc BLTTHS 2015 nêu đầy đủ và rõ các loại vật chứng và cách bảo quản vật chứng đã là một bước tiến quan trọng trong vấn đề bảo vệ vật chứng, chứng cứ ở Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết về biên bản nhận biết giọng nói, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178